Luận Văn Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục, nhiệm vụ của cơ quan chức năng trong quá trình tố tụng. Cụ thể là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định quy trình giải quyết một vụ án hình sự phải theo một trình tự, thủ tục nhất định gồm: Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, nếu không khởi tố vụ án thì không có các giai đoạn tiếp theo. Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, bằng việc ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án (trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm xảy ra) hoặc không khởi tố vụ án khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 “những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự”, thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Qua đó, ta thấy giai đoạn khởi tố là giai đoạn quan trọng, vì nếu khởi tố vụ án không kịp thời thì sẽ bỏ lọt tội phạm, còn nếu khởi tố vụ án không chính xác thì sẽ dẫn đến oan sai cho người vô tội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khởi tố vụ án cần đáp ứng được những yêu cầu bảo vệ an toàn các hoạt động trong trật tự quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và quản lý xã hội, nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời, bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động này.
    Khởi tố vụ án kịp thời và đúng pháp luật, là một việc làm rất cần thiết, khởi tố chậm trễ và không kịp thời sẽ gây nhiều thiệt hại cho con người và xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong khởi tố vụ án hình sự dẫn đến việc để lọt tội phạm và người phạm tội, hoặc làm oan người vô tội.
    Thật vậy, nếu khởi tố vụ án không khách quan, kịp thời, không đúng pháp luật sẽ dẫn nhiều vấn đề bất lợi cho người bị hại, tính nghiêm minh của pháp luật, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội. Để việc khởi tố có hiệu quả và khả thi thì việc hoàn thiện thủ tục khởi tố vụ án hình sự trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay là một điều hết sức cần thiết, đó cũng là lý do mà người viết chọn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...