Thạc Sĩ Khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn của đề tài
    Hòa với xu thế của cả nước, Bình Thuận là một tỉnh đang thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển toàn diện dân sinh kinh tế, xây dựng nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng đồng bộ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững chắc, hòa nhập vào sự phát triển chung của kinh tế trọng điểm phía nam, thực hiện có kết quả mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
    Vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, ở Việt Nam yếu tố về vốn đã đóng góp đến 45% tốc độ tăng trưởng kinh tế.
    Tỉnh Bình Thuận tuy có tốc độ phát triển kinh tế ở mức tương đối cao so mức trung bình của cả nước, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Nằm ở cực Nam Trung Bộ, khu vực Duyên hải Miền Trung; giáp ranh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, khu vực kinh tế trọng điểm và năng động của cả nước, mức đầu tư xã hội vào Khu vực kinh tế trọng điểm phía nam chiếm trên 40% của cả nước. Tỉnh Bình Thuận có nhiều tiềm năng và lợi thế, song so với các tỉnh trong khu vực như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương thì tốc độ phát triển kinh tế vẫn còn kém xa.
    Với quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, công nghiệp kém phát triển, công nghệ lạc hậu; GDP của tỉnh năm 2005 chỉ ở mức trên 7.000 tỷ đồng (giá thực tế); GDP bình quân đầu người chỉ đạt 400 USD, thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước là 640 USD. Do đó, tốc độ phát triển phải gia tăng với mức độ nhanh hơn nữa mới bắt kịp và không bị tụt hậu so với cả nước và các tỉnh trong khu vực.
    Với mục tiêu và ý nghĩa đó, cần phải phân tích, đánh giá một cách nghiêm túc, xác định nguyên nhân để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế, mà trong đó vốn đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng. Mặc dù nguồn nội lực cũng như ngoại lực vẫn còn nhiều tiềm năng nhưng Bình Thuận thực sự chưa có các giải pháp hữu hiệu để khơi thông các dòng vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
    2
    Mục đích nghiên cứu
    Thông qua tình hình đầu tư và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua; phân tích, đánh giá, nhận định để đưa ra một số giải pháp khơi thông, thu hút và huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư này nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận nhanh và bền vững.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Giới hạn của Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vốn đầu tư trong và ngoài nước tại tỉnh Bình Thuận.
    Phương pháp nghiên cứu
    Quá trình thực hiện đề tài được chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, chú trọng phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích, đánh giá để rút ra kết luận mang tính lý luận và thực tiễn phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Bình Thuận.
    Nội dung của Luận văn “Khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận” bao gồm lời mở đầu, phần kết luận và 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư và vốn đầu tư.
    - Chương 2: Thực trạng về đầu tư và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
    - Chương 3: Khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...