Thạc Sĩ Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La
    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Cho đến nay, mặc dù Việt Nam vẫn là một nước nghèo nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã hội đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Việc đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn như những dự án thuỷ điện là những phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời gian dài. Các công trình thuỷ điện có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng trong đời sống và sản xuất của nhân dân. Để xây dựng một công trình thuỷ điện, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư phải được thực hiện ở giai đoạn đầu tiên.
    Mặc dù các dự án thủy điện thường được triển khai xây dựng tại miền núi, nơi ít có dân cư sinh sống, tuy nhiên không tránh khỏi phải di chuyển những cộng đồng dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ điện. Những cộng đồng dân cư này chủ yếu là người dân tộc thiểu số với tập quán sản xuất, sinh hoạt và nền văn hoá lâu đời. Vì vậy, việc di dời và tái định cư người dân trong các công trình thủy điện ở miền núi có nhiều khác biệt với các dự án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi. Việc di dời này sẽ khiến cho đời sống của người dân vùng tái định cư gặp phải nhiều biến động hơn. Do đó rất cần có những chính sách và biện pháp đặc biệt trong công tác di dân, tái định cư nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài nguyên, con người, “bảo đảm cho người dân có cuộc sống, nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đã xác định [2, trang 26].
    Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các công trình xây dựng đã và đang làm nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hoá và đặc biệt là đời sống của người dân sinh sống ở những vùng lòng hồ thuỷ điện. Công tác đền bù và tái định cư bắt buộc tuy được chính phủ quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó vấn đề khôi phục sinh kế cho những người dân phải tái định cư đến nơi ở mới thật sự chưa được quan tâm đúng mức và chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh và bền vững.
    Việc khôi phục sinh kế đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho những người phải tái định cư bắt buộc. Bởi vì, đây là những người bị tước đi những tài sản, lối sống, tập quán sản xuất vốn có của mình . để chuyển đến một môi trường mới với những điều kiện sản xuất mới, văn hoá mới, cộng đồng mới. Họ rất dễ bị cô lập hoặc bị nghèo đi so với thời điểm trước khi phải tái định cư.
    Việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng như những công trình quốc gia lớn khác là không tránh khỏi trong tiến trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Điều đó có nghĩa là sẽ vẫn còn những cộng đồng dân cư sẽ buộc phải di dời để dành mặt bằng cho những công trình đó. Từ đó, vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu tối đa những tác động không mong muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một sinh kế bền vững cho người dân tái định cư.
    Thủy điện Sơn La là công trình thuỷ điện có quy mô lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là công trình có quy mô di chuyển dân để giải phóng mặt bằng rất lớn, với 18 nghìn hộ, bao gồm hàng chục vạn dân của 160 bản, thuộc 17 xã ở 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
    Tuy nhiên, các dự án tái định cư thủy điện trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc. Các đơn vị được lựa chọn chỉ xây dựng hạ tầng kỹ thuật mà rất ít quan tâm về lĩnh vực quy hoạch dân cư, di dân và tái định cư, khôi phục sinh kế và các vấn đề xã hội liên quan.
    Từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn: "Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La"làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về di dân tái định cư và vấn đề sinh kế bền vững trong các dự án tái định cư của các công trình thuỷ điện.
    Đánh giá đúng thực trạng khôi phục sinh kế bền vững trong xây dựng và triển khai các dự án tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La nói chung, ở các điểm điều tra sâu nói riêng. Rút ra được các kết quả, những vấn đề đặt ra cần giải quyết và những nguyên nhân của chúng.
    Đề xuất các biện pháp tiếp tục khôi phục sinh kế một cách bền vững cho người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La dựa trên một số kế hoạch tái định cư đã và đang triển khai của dự án thuỷ điện Sơn La và kinh nghiệm của dự án thuỷ điện Hoà Bình.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến các vấn đề khôi phục sinh kế cho những người dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La, bao gồm việc xây dựng và triển khai các dự án tái định cư và các dự án phát triển kinh tế xã hội khác có liên quan trực tiếp đến kinh tế của các hộ tái định cư thuộc công trình thuỷ điện Sơn La nói chung, hộ tái định cư ở các khu tái định cư xã Chiềng Ngàm (huyện Thuận Châu) và xã Nậm Ét (huyện Quỳnh Nhai) nói riêng.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp nghiên cứu chung
    Trong triển khai nghiên cứu luận văn, tác giả dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Đây cũng là cơ sở của phương pháp luận để vận dụng các phương pháp chuyên môn được chính xác trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
    4.2. Các phương pháp cụ thể
    - Các phương pháp thu thập thông tin: Luận văn tiến hành rà soát mọi tài liệu, văn bản, báo cáo và nghiên cứu hiện có được thu thập tại Việt Nam thông qua nhiều nguồn khác nhau (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Bộ NNPTNT, các cơ quan trong nước, Internet, các chuyên gia quốc tế tại Việt Nam, .) nhằm thu được hiểu biết chung về các vấn đề quan tâm và nhiệm vụ nghiên cứu.
    - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực tái định cư nhằm thu được những kinh nghiệm, nhận xét và ý kiến của họ về vấn đề tái định cư nói chung và các khía cạnh cụ thể (quy hoạch, đền bù, di dân, .) trong từng tình huống cụ thể tại các dự án phát triển đã và đang thực hiện.
    - Phương pháp tổng hợp: Đề tài thực hiện tổng hợp, phân tích và đánh giá trên cơ sở tài liệu, thông tin thu được để đưa ra nhận xét, tìm tòi và kết luận về tác động của hoạt động tái định cư tới người dân bị ảnh hưởng. Đặc biệt, đề tài nghiên cứu đánh giá dựa trên cơ sở thông tin định lượng, dựa trên thông tin thu thập từ điều tra khảo sát một nhóm người dân bị ảnh hưởng từ công trình thuỷ điện Sơn La về tác động của tái định cư đến tài sản, thu nhập, và việc làm.
    - Điều tra xã hội học:
    + Lựa chon địa bàn điều tra: Dựa trên tính chất điển hình của các xã tái định cư của thuỷ điện Sơn La, chúng tôi lựa chọn hai xã Chiềng Ngàm huyện Thuận Châu và xã Nậm Ét huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La để tiến hành nghiên cứu tác động của quá trình tái định cư đến sinh kế của người dân. Mỗi xã điều tra ở 3 bản.
    + Xác định đối tượng điều tra: Các hộ điều tra thuộc nhóm hộ phải di dời tái định cư đến nơi ở mới thuộc công trình TĐSL của hai xã thuộc địa bàn nghiên cứu.
    + Kích thước mẫu điều tra: Dựa trên quy mô số hộ của các xã điều tra, chúng tôi lựa chọ số hộ điều tra. Số hộ điều tra gồm 70 hộ, là những hộ tái định cư của thuỷ điện Sơn La chia đều cho hai xã thuộc hai huyện của tỉnh Sơn La.
    + Phương pháp điều tra: Phỏng vấn sâu các hộ tái định cư, nhằm thu thập thông tin từ những cá nhân có vị trí chủ chốt trong cộng đồng như già làng, trưởng bản, và lãnh đạo chính quyền địa phương.
    + Phương pháp phân tích kết quả điều tra: Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm tính toán Microsoft Excel.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Đề tài được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế và khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của các công trình thủy điện.
    Chương 2: Thực trạng khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thủy điện Sơn La.
    Chương 3: Quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thủy điện Sơn La.
    MỤC LỤC
    Trang
    TÓM TẮT LUẬN VĂN . i
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN 6
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN 6
    1.1.1. Khái niệm sinh kế và khôi phục sinh kế bền vững. 6
    1.1.2. Các điều kiện sinh kế bền vững và trường hợp phải khôi phục sinh kế bền vững 12
    1.1.3. Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện. 13
    1.1.4. Sự cần thiết khôi phục sinh kế bền vững của các hộ di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện. 19
    1.1.5. Những nội dung chủ yếu của khôi phục sinh kế bền vững trong các công trình thuỷ điện. 20
    1.1.6. Các điều kiện cần thiết của khôi phục sinh kế bền vững cho người tái định cư của các công trình thuỷ điện. 23
    1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TĐC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN 23
    1.2.1. Những chính sách quốc tế về tái định cư bắt buộc. 23
    1.2.2. Những kinh nghiệm về tái định cư và khôi phục sinh kế bền vững trong tái định cư của một số nước trong khu vực. 26
    1.2.3. Những chính sách về tái định cư và khôi phục sinh kế cho người dân tái định cư của Việt Nam 29
    1.2.4. Kinh nghiệm tái định cư, khôi phục sinh kế của công trình thuỷ điện Hoà Bình 30
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA 35
    2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SƠN LA VÀ DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA 35
    2.1.1. Đặc điểm chung của dự án thuỷ điện Sơn La. 35
    2.1.2. Đặc điểm chung của các vùng chịu ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Sơn La 36
    2.1.3. Đặc điểm của địa bàn điều tra, khảo sát 42
    2.2. THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA 45
    2.2.1. Thực trạng khôi phục sinh kế trong các dự án di dân TĐC 45
    2.2.2. Kết quả sinh kế bền vững qua triển khai dự án di dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La. 46
    2.3. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA 65
    2.3.1. Những kết quả đạt được. 65
    2.3.2. Những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để khôi phục sinh kế bền vững cho người tái định cư 66
    2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản. 71
    CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA 74
    3.1.CÁC QUAN ĐIỂM KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA THUỶ ĐIỆN SƠN LA 74
    3.1.1. Quan điểm về khôi phục sinh kế cho người dân tái định cư 74
    3.1.2. Mục tiêu của các dự án khôi phục sinh kế cho người dân TĐC của công trình thuỷ điện Sơn La. 76
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA 79
    3.2.1. Giải pháp về chính sách. 79
    3.2.2. Giải pháp về quy hoạch. 83
    3.2.3. Giải pháp cho chương trình tái định cư 86
    3.2.4. Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại 88
    3.2.5. Giải pháp về đất đai 90
    3.2.6. Giải pháp về việc làm 90
    3.2.7. Giải pháp về thị trường. 91
    3.2.8. Các giải pháp về tổ chức thực hiện. 91
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
    PHỤ LỤC 96


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á
    CTTĐ: Công trình thuỷ điện
    NBAH: Người bị ảnh hưởng
    NĐ: Nghị định
    PTNT: Phát triển Nông thôn
    SKBV: Sinh kế bền vững
    TĐC: Tái định cư
    TĐSL: Thuỷ điện Sơn La
    UBND: Uỷ ban nhân dân
    WB: Ngân hàng Thế giới

    DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
    Trang
    Bảng 1.1. Ảnh hưởng của các công trình thuỷ điện trên sông Đà. 18
    Bảng 2.1: Số lượng người bị ảnh hưởng trực tiếp của nhà máy thủy điện Sơn La tính theo dân tộc trong năm 1998. 37
    Bảng 2.2: Dự kiến tiến độ di chuyển dân qua các năm như sau. 46
    Bảng 2.3: Tiến độ di dân qua các năm 47
    Bảng 2.4: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra. 51
    Bảng 2.5: So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau tái định cư 52
    Bảng 2.6: So sánh chất lượng đất trước và sau tái định cư 52
    Bảng 2.7: So sánh vườn cây ăn quả trước và sau tái định cư 53
    Bảng 2.8: Diện tích đất lâm nghiệp của các hộ điều tra. 55
    Bảng 2.9: Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của các hộ điều tra. 55
    Bảng 2.10: Tổng đàn, giá trị tổng đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều tra 56
    Bảng 2.11: Quy mô chăn nuôi gia súc của các hộ điều tra. 57
    Bảng 2.12: Quy mô chăn nuôi gia cầm của các hộ điều tra. 57
    Hình 2.1.a. Tháp dân số của các hộ điều tra trước khi tái định cư 58
    Hình 2.1.b. Tháp dân số của các hộ điều tra sau khi tái định cư 58
    Hình 2.2.a. Cơ cấu thu nhập của các hộ dân trước khi tái định cư 59
    Hình 2.2.b. Cơ cấu thu nhập của các hộ dân sau khi tái định cư 59
    Bảng 2.13: Mức thu nhập của các hộ điều tra trước và sau khi TĐC 60
    Bảng 2.14: Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi ở cũ. 61
    Bảng 2.15: Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi TĐC 61
    Bảng 2.16: Khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội trước và sau tái định cư 62
    Bảng 2.17: Cơ cấu dân tộc 2 xã vùng nghiên cứu. 64
    Bảng 2.18: Điều kiện nhà ở trước và sau tái định cư 65
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...