Đồ Án Khôi phục, phát triển rừng và hỗ trợ cải thiện sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu cho cộng đồng tại mộ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỚP BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP
    Tổ chức tại Học viện Hành chính. Khóa IV. Năm 2012
    ĐỀ ÁN
    Tên đề án: Khôi phục, phát triển rừng và hỗ trợ cải thiện sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu cho cộng đồng tại một số huyện của tỉnh Sơn La và Hoà Bình.

    LỜI NÓI ĐẦU
    Như chúng ta đều biết và nhận thức rằng trong những năm đầu của thế kỷ này, sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã và đang là những động lực thúc đẩy, tác động mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế phát triển của các quốc gia. Song hành với đó là những cơ hội và thách thức cho mọi quốc gia, đặc biệt với nước ta một nước có nền kinh tế ở trình độ thấp vì vậy việc phát triển như thế nào để đảm bảo mục tiêu mà Đảng đã đề ra, đó là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh dân chủ”. Đề cập các tiêu chí này chúng ta phải xác định và nhằm tới sự phát triển bền vững và thực hiện xoá đói giảm nghèo công bằng xã hội. Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai .” đặc biệt là vấn đề sử dụng và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác phát triển bền vững phải bảo đảm sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữ gìn. Xã hội công bằng là xã hội đảm bảo không có sự chênh lệch quá lớn về giàu nghèo giữa các giai tầng và các vùng miền trong xã hội, thực hiện tốt xoá đói giảm nghèo. Sự nghiệp giảm nghèo của Việt Nam đã huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, của toàn xã hội với nhiều hình thức huy động nguồn lực tham gia rất phong phú, từ nhiều kênh, nhiều nguồn lực khác nhau đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ và các nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu cảu phát triển đất nước trong giai đoạn 2011 - 2015 là “tạo bước tiến rõ rệt về thực thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo”, sự nghiệp giảm nghèo được đặt trước giai đoạn phát triển mới mà ở đó mục tiêu giảm nghèo bền vững là một thành tố liên hệ mật thiết với định hướng chiến lược đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và do đó có không ít thách thức mới đã và đang đặt ra với mục tiêu giảm nghèo bền vững của Việt Nam.
    Xuất phát từ quan điểm và cách nhìn nhận như vậy cùng với kiến thức được trang bị qua khoá học, tôi chọn đề tài: Khôi phục, phát triển rừng và hỗ trợ cải thiện sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu cho cộng đồng tại một số huyện của tỉnh Sơn La và Hoà Bình làm đề án tốt nghiệp. Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ đúc kết được những kiến thức lý luận đã tiếp thu ở trường gắn với việc giải quyết một số vấn đề thực tiễn đang đặt ra tại nơi công tác của mình.

    MỤC LỤC
    Phần 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 8
    1.1. Tính cấp thiết/lý do xây dựng đề án: 8
    1.2. Cơ sở pháp lý: 10
    1.3. Cơ sở thực tiễn: 11
    Phần 2: MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 13
    2.1. Mục tiêu chung/khái quát 13
    2.2. Mục tiêu cụ thể. 13
    Phần 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN 15
    3.1. Hợp phần trồng và quản lý rừng. 15
    3.2. Hợp phần phần quản lý rừng cộng đồng. 16
    3.3. Hợp phần phát triển cộng đồng, hỗ trợ và tập huấn, phổ cập . 17
    3.4. Hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học. 18
    Phần 4: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 20
    4.1. Các giải pháp xây dựng đề xuất 20
    4.2. Giải pháp chọn. 22
    Phần 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 23
    5.1. Phân công trách nhiện thực hiện đề án. 23
    5.2. Tiến độ thực hiện đề án. 28
    5.3. Kinh phí thực hiện đề án. 28
    Phần 6: HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 29
    6.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án. 29
    6.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án. 30
    6.3. Tồn tại của đề án/khó khăn khi thực hiện của đề án. 30
    Phần 7: KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 35
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...