Tiểu Luận Khởi nghĩa nông dân yên thế

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2.1. Hoàn cảnh địa lý
    Khởi nghĩa Yên Thế trong quá trình phát triển đã hoạt động trên địa bàn khá rộng, bao gồm các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn . Nhưng nơi phát sinh cũng là địa bàn hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa là phía bắc huyện Yên Thế xưa quên gọi là Yên Thế Thượng.
    Huyện Yên Thế ở phía Tây Bắc thị trấn Bắc Giang, phía bắc huyện Yên Thế là dãy núi Cai Kinh, vừa hiểm trở một bức tường thành kiên cố. Phía đông Yên Thế là con sông Thương giống như một đường gianh giới tự nhiên. Phía Tây Bắc Yên Thế giáp với những khu rừng rậm rạm tỉnh Thái Nguyên, phía tây là miền đất Quang Đăng, mặt tây và nam Yên Thế giáp với huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên.
    Địa hình Yên Thế chia làm hai phần khá rõ. Từ Cao Thượng xuống phía nam, xưa quen gọi là Yên Thế Hạ, là miền đất tương đối bằng phẳng từ Cao Thượng ngược lên phía bắc qua Nhã Nam, chợ Gồ, Mơ Trang xưa là Yên Thế Thượng - nơi phát sinh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nơi đây có rừng rậm rạp, cây cối um tùm, tầm mắt bị bỏ hẹp.
    Khí hậu Yên Thế chia làm hai vùng rõ rệt, Yên Thế Hạ có khí hậu trung du điển hình: khô ráo, ấm áp. Nhưng Yên Thế Thượng có khí hậu khắc nghiệt hơn.
    Với địa hình rừng núi Yên Thế, nghĩa quân dễ giấu mình và tổ chức đánh phục kích. Những loại vũ khí của Pháp như: đại bác, súng máy, lựu đạn hầu như không phát huy tác dụng. Một số sĩ quan Pháp phải thừa nhận “trái với bắn nhanh không thể có một hiệu quả nào để chống lại một đối tượng được ẩn náu kín như vậy vì tầm nhìn và tầm ngắn hạn chế. Đại bác nòng dài đòi hỏi sự ngắm bắn chính xác, không thể thực hiện được với một kẻ hù mà ta không sao xác định được chính xác họ ở vị trí nào và mảnh đạn mất hút trong các bụi rậm .”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...