Tài liệu Khởi nghĩa hương khê

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ


    Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) là đỉnh cao của phong trào Cần vương, và thất bại của công cuộc này cũng đã đánh dấu sự kết thúc sứ mạng lãnh đạo chống thực dân Pháp của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam.
    Lãnh đạo chính của khởi nghĩa là Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng (1847-1895), và một cộng sự đắc lực của ông là tướng Cao Thắng (1864-1893)

    Tập hợp lực lượng

    Sau khi vua Hàm Nghi ban dụ Cần Vương (tháng 7 năm 1885), ở Hà Tĩnh và Nghệ An đã bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh vũ trang. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là của Lê Ninh ở Trung Lễ (Đức Trung, Đức Thọ), sau đó lần lượt là:


    · Khởi nghĩa của Cao Thắng, Cao Nữu ở Hàm Lại, Sơn Lễ (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
    · Khởi nghĩa của Nguyễn Trạch và Nguyễn Chanh ở Can Lộc (Hà Tĩnh).
    · Khởi nghĩa của Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
    · Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Thuận ở Thạch Hà (Hà Tĩnh).
    · Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn và Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An, v.v .
    Trên cơ sở các cuộc khởi nghĩa đó, sau khi được vua Hàm Nghi và đại tướng Tôn Thất Thuyết giao trọng trách tổ chức phong trào kháng Pháp ở Hà Tĩnh (tháng 10 năm 1885), Phan Đình Phùng đã tiến hành tập hợp, phát triển thành một phong trào có quy mô rộng lớn, dưới sự chỉ đạo thống nhất là ông.

    Địa bàn hoạt động

    Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; với địa bàn chính là Hương Khê (Hà Tĩnh), tồn tại suốt 10 năm liên tục.
    Ở bốn tỉnh này, Phan Đình Phùng đã chia địa bàn thành 15 quân thứ, đồng thời dựa vào địa thế rừng núi hiểm yếu, ông cho xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu chính nằm ở hai huyện Hương Sơn và Hương Khê (Hà Tĩnh). Theo sử liệu thì Phan Đình Phùng đã cho xây dựng bốn căn cứ lớn, đó là:


    · Căn cứ Cồn Chùa ở xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh), án ngữ đường sang Nghệ An. Đây là nơi dự trữ lương thực và rèn đúc vũ khí.
    · Căn cứ Thượng Bồng-Hạ Bồng ở tây nam Đức Thọ (Hà Tĩnh) dựa vào địa thế của sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi. Ngoài ra, Phan Đình Phùng còn cho lập nơi đây hệ thống hào lũy, đồn trại, kho lương, bãi tập, .Đây là một căn cứ lớn trong buổi đầu kháng chiến của nghĩa quân Hương Khê.
    · Căn cứ Trùng Khê-Trí Khê nằm ở hai xã Hương Ninh - Hương Thọ thuộc huyện Hương Khê. Đây là căn cứ dự bị, có đường sang Lào, phòng khi bị quân Pháp bao vây.
    · Căn cứ Vụ Quang ở phía tây Hương Khê. Nơi đây có địa hình hiểm trở, tựa lưng vào dãy Trường Sơn. Từ đây, nghĩa quân có thể theo đường núi vào Quảng Bình, Quảng Trị, ra Nghệ An, Thanh Hóa hay theo đường sông đi xuống các vùng đồng bằng hoặc khi cần thiết có thể lánh sang Lào.
    Tổ chức

    Theo giúp Phan Đình Phùng, có các trí thức như tiến sĩ Phan Trọng Mưu, cử nhân Phan Quảng Cư, Ấm Ninh (Lê Ninh), .và rất nhiều chỉ huy xuất thân từ nhân dân lao động nghèo khổ như Cao Thắng, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Can, Phan Đình Phong, Nguyễn Mục, Phan Bá Niên, .
    Về tổ chức lực lượng, nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ: Hà Tĩnh có 10, Nghệ An có 2, Quảng Bình có 2, và Thanh Hóa có 1. Các quân thứ được xây dựng trên các cơ sở đơn vị hành chính, thường là huyện, có khi là xã, và lấy tên nơi đó để gọi. Liệt kê ra như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...