Tiểu Luận Khởi nghĩa Hương khê

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. 1. Nguyên Nhân

    a) Nguyên nhân chủ quan
    Sau khi triều đình kí với Pháp hai bản hiệp ước: Hiệp ước Hác-Măng (25-8-1883) và hiệp ước Pa-Tơ-Nốt (6-6-1884) thì phái chủ chiến trong triều đình (đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) vẫn tích cực chuẩn bị thời cơ giành lại độc lập.
    Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, trong khi Đờ Cuốc-Xi và các sĩ quan Pháp đang say sưa yến tiệc tại tòa Khâm Sứ, Tôn Thất Lệ (em ruột của Tôn Thất Thuyết) chỉ huy đạo quân thứ lặng lẽ vượt sông Hương, phối hợp với lực lượng thủy quân của triều đình đóng tại Thủy Sư, tấn công vào tòa khâm sứ.
    Cánh quân thứ hai do Tôn Thất Thuyết và Trần Văn Soạn chỉ huy, bao vây đồn mang cá, nơi tập chung nhiều binh lính và vũ khí của Pháp. Một toán khác phục kích ở cầu Thanh Long.
    Bị đánh bất ngờ, quân Pháp hoảng hốt đối phó, đội hình rối loạn sau đó chúng củng cố lại lực lượng và rạng sáng ngày mồng 5-7-1885, thì tổ chức phản công và đánh thẳng vào thành nội. Trên đường tiến quân, binh lính Pháp trắng trợn cướp bóc và tàn sát vô cùng man rợ nhiều người dân vô tội.
    Trong lúc hỗn loạn, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng với đoàn tùy tùng rời khỏi kinh thành Huế. Chạy lên Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, ông đã nhân danh vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân cùng văn thân sĩ phu cả nước đứng lên giúp Vua cứu nước.
    Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự lùng ráo giết của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Hương Khê - Hà Tĩnh). Tại đây ngày 20-9-1885, chiếu Cần Vương lần thứ hai được phát ra
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...