Tài liệu Khoáng sản vùng Trung du miền núi phía Bắc

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khoáng sản vùng Trung du miền núi phía Bắc

    Khoáng sản là nguồn nguyên nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ, tuyệt đại bộ phận nằm trong lòng đất. Quá trình hình thành có liên quan mật thiết tới quá trình lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong thời gian dài hay hàng nghìn năm, có khi là triệu năm.
    Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, từ giai đoạn mông muội ban đầu đến giai đoạn văn minh hiện đại. Thì sự hiểu biết, sử dụng khoáng sản của con người ngày càng nhiều và đa dạng hơn.
    I. KHÁI NIỆM
    1. Một số khái niệm
    a. Khoáng sản
    Khoáng sản là các thành tạo hoá lý tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ chính kim loại hoặc khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp. Khoáng sản có thể tồn tại ở các trạng thái: lỏng (dầu, nước khoáng); rắn (quặng, đá); khí (khí đốt).
    b. Quặng:
    Là tập hợp các khoáng sản trong đó hàm lượng các thành phần có ích (kim loại, hợp chất của kim loại) đạt yêu cầu công nghiệp có thể khai thác sử dụng cho hiệu quả kinh tế.
    c. Mỏ:
    Là một bộ phận của vỏ trái đất nơi tập trung tự nhiên các khoáng sản do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên.
    2. Phân loại khoáng sản
    a. Khoáng sản kim loại.
    - Kim loại đen: là những khoáng sản chứa chất sắt (sắt, măng gan, ti tan) .
    - Kim loại màu: đồng, vàng, thiếc, chì, kẽm.
    b. Phi kim loại
    - Apatit, phophorit, pirit.
    c. Khoáng sản vật liệu xây dựng:
    - Đá vôi, đất xét, cao lanh, cát trắng.
    d. Khoáng sản năng lượng.
    - Than: + Than đá
    + Than nâu
    + Than bùn
    + Than mỡ.
    II. VAI TRÒ
    Cuộc sông văn minh của nhân loại trên trái đất liên quan trực tiếp với khả năng và phương thức khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên khoáng sản là loại quan trọng nhất. Sự phát triển của kinh tế-xã hội nói chung đã làm tăng nhu cầu sử dụng khoáng sản. Vì thế, có thể nói khoáng sản có vài trò và tác động rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống con người ở mỗi quốc gia - trong đó có Việt Nam.
    1. Vai trò của khoáng sản đối với kinh tế
    -Khoáng sản là nguồn nguyên nhiên liệu chính và quan trọng cho các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ (đặc biệt là cho công nghiệp nặng như: luyện kim, khai khoáng, ).
    -Khoáng sản là một nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao: than, sắt, apatit.
    -Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú nên việc sản xuất các mặt hàng công nghiệp sẽ hạ giá thành sản phẩm do không phải nhập nguyên liệu.
    -Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
    -Phát triển kinh tế vùng.
    2. Vai trò của khoáng sản đối với xã hội
    - Khoáng sản góp phần phân công lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cải thiện đời sống cho dân cư.
    - Giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa miền ngược và miền xuôi. Tạo ra sự bình đẳng về kinh tế giữa các tộc người Việt Nam.


    III. HIỆN TRẠNG KHOÁNG SẢN VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    Trung du miền núi phía Bắc là vùng có cấu trúc địa tầng phức tạp và được đánh giá là có tiềm năng về khoáng sản lớn nhất cả nước với nhiều loại khoáng sản khác nhau: than, sắt, Apatit, thiếc, đồng, chì, vàng, kẽm, đá vôi, cao lanh, sét Trong đó than, sắt, thiếc, Apatit là những loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao không chỉ với bản thân vùng mà còn so với cả nước.
    1. Các loại khoáng sản chính
    a. Than.
    Trữ lượng toàn Việt Nam được xác định là từ 3 - 3,5 tỉ tấn (trong đó trữ lượng của trung du miền núi phía Bắc chiếm hơn 90% trữ lượng cả nước).
    Vùng than lớn nhất cả nước là Quảng Ninh, phân bố ở đây chủ yếu là than Antraxit của than Antraxit là 8200 - 8600 kcal/kg - cao nhất trong các loại than) do đó giá trị sử dụng và xuất khẩu rất cao.
    Ngoài ra còn có than mỡ ở Thái Nguyên (Núi Hồng) - trữ lượng 2500 triệu tấn, Lạng Sơn - than nâu. Sản lượng khai thác than cả nước là hơn 10 triệu trong đó lượng than xuất khẩu đạt hơn 3 triệu tấn (1998).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...