Báo Cáo Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . . 4
    MỞ ĐẦU . 6
    1. Tính cấp thiết của đề tài. . 6
    2. Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. . 7
    3. Mục tiêu nghiên cứu. . 8
    4. Phạm vi nghiên cứu. . 8
    5. Phương pháp nghiên cứu. . 9
    6. Nội dung nghiên cứu. . 10
    CHƯƠNG I . 11
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN . 11
    1.1. Kiểm toán và khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. . 11
    1.1.1. Khái quát về kiểm toán . 11
    1.1.2. Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán . . 13
    1.2. Nguyên nhân hình thành và mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán 18
    1.2.1. Nguyên nhân hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. . 18
    1.2.2. Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán . . 21
    1.2.2.1. Mô hình khoảng cách kỳ vọng trước khi ra đời mô hình của Porter
    (1993) . 22
    1.2.2.2. Mô hình khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993) . . 22
    1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. 30
    1




    1.3.1. Tác động của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đến nền kinh tế . . 30
    1.3.2. Mục đích nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. . 31
    1.4. Các biện pháp giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán . . 32
    1.4.1. Hoàn thiện chuẩn mực và luật kiểm toán . . 33
    1.4.2. Giáo dục nâng cao kiến thức của người sử dụng báo cáo tài chính . . 33
    1.4.3. Nâng cao năng lực của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. . 34
    CHƯƠNG II . . 38
    KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN TẠI
    VIỆT NAM . 38
    2.1. Sơ lược về kiểm toán độc lập tại Việt Nam . . 38
    2.1.1. Sơ lược về hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam . . 38
    2.2.1. Mô tả phương pháp đánh giá khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam
    . 39
    2.2.1.1. Mô tả phương pháp đánh giá khoảng cách chuẩn mực . . 40
    2.2.1.2. Mô tả phương pháp đánh giá khoảng cách hợp lý . 41
    2.2.1.3. Mô tả phương pháp đánh giá khoảng cách năng lực . . 45
    2.2.2. Đánh giá khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam . . 46
    2.2.2.1. Đánh giá khoảng cách chuẩn mực . 46
    2.2.2.2. Đánh giá khoảng cách hợp lý . . 53
    2.2.2.3. Đánh giá khoảng cách năng lực. . 62
    2.2.2.4. Kết luận về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán ở Việt Nam . 67
    CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN NHẰM GIẢM THIỂU KHOẢNG CÁCH KỲ
    VỌNG KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM . . 71
    3.1. Hoàn thiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về gian lận và sai sót (VSA
    240) nhằm giảm thiểu khoảng cách chuẩn mực . 71
    3.2. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt
    Nam nhằm giảm thiểu khoảng cách năng lực . 72
    3.3. Xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ nhà đầu tư tài Việt Nam nhằm giảm
    thiểu khoảng cách hợp lý . . 75
    3.4. Một số biện pháp khác nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
    . 77
    3.4.1. Giáo dục nâng cao kiến thức của sinh viên ngành kinh tế . 77
    3.4.2. Tăng cường nâng cao nhận thức của kiểm toán viên . . 78
    3.4.3. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về kiến thức kiểm toán cho người sử
    dụng báo cáo tài chính . . 79
    KẾT LUẬN . . 80
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 81
    PHỤ LỤC . . 83


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Ngày nay, khi các hoạt động kinh tế ngày càng trở nên đa dạng với nhiều
    mối liên kết phức tạp thì hoạt động kiểm toán càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
    hết. Kiểm toán nhằm đảm bảo tính trung thực và hợp lý của thông tin, củng cố
    niềm tin cho nhà đầu tư đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nói cách
    khác, kiểm toán vừa là cầu nối từ nhà đầu tư đến các doanh nghiệp, vừa giúp cho
    các hoạt động kinh tế trở nên minh bạch hơn. Trên thực tế, xã hội vẫn tồn tại nhiều
    cách nhìn nhận khác nhau về nghề nghiệp kiểm toán, đặc biệt là trách nhiệm và
    nghĩa vụ của kiểm toán viên. Trong mỗi cuộc kiểm toán, việc đạt được rủi ro kiểm
    toán thấp là điều mà bản thân kiểm toán viên hướng đến nhằm nâng cao tính đáng
    tin cậy của kết quả kiểm toán. Đối với những người sử dụng báo cáo tài chính đã
    được kiểm toán nhằm đưa ra các quyết định như đầu tư, mua bán chứng khoán
    luôn mong muốn và hy vọng kết quả kiểm toán chính xác ở mức độ cao nghĩa là
    các báo cáo tài chính sau kiểm toán được công bố có ít sai sót nhất. Như vậy, cả
    kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo kiểm toán đều có cùng một mong muốn
    hạn chế tối đa các sai sót trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, những mong đợi của
    các nhà đầu tư và kết quả mà cuộc kiểm toán thực tế đạt được đôi khi không đồng
    nhất, chính từ sự khác biệt này đã tạo nên “khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán”
    (the expectation gap in auditing).
    Lý thuyết khoảng cách kỳ vọng có ý nghĩa xã hội vô cùng sâu sắc. Nghiên
    cứu lý thuyết này có giá trị rất lớn trong việc chỉ ra những yêu cầu thực tế mà xã
    hội đòi hỏi đối với ngành nghề kiểm toán cũng như những tồn tại về nhận thức của
    người sử dụng báo cáo tài chính về nghĩa vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên
    cũng như những nhận thức của kiểm toán viên về trách nhiệm và nghĩa vụ của
    6




    mình. Từ đó để có những biện pháp phù hợp khắc phục những hạn chế và duy trì
    những ưu điểm.
    Lý thuyết “Khoảng cách kỳ vọng” đã có một quá trình hình thành và phát
    triển rộng rãi tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong khuôn khổ đề tài
    nghiên cứu “Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại các doanh nghiệp niêm yết”,
    nhóm tác giả mong muốn đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề này tới người
    đọc, chỉ ra thực trạng đối với khoảng cách kỳ vọng ở Việt Nam, từ đó nhằm tìm ra
    các giải pháp để rút ngắn khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán.
    2. Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
    Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đã được nghiên cứu và chững minh
    tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên lý thuyết này còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
    Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về khoảng cách kỳ vọng kiểm
    toán như sau:
    Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán: Những bằng chứng quốc tế (Audit
    expectation gap: international evidences) M.Salehi, V.Rostami với nội dung
    nghiên cứu chủ yếu như: Trình bày quá trình hình thành và phát triển của lý thuyết
    khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, tổng hợp các nghiên cứu chứng minh sự
    tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại nhiều nước khác nhau.
    Gian lận trong doanh nghiệp và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán
    (Corporate fraud and the audit expectations gap: A study among business
    managers) Harold F.D. Hassink, Laury H.Bollen, Roger H.G. Meuwissen,
    Meinderd J. de Vries, Tạp chí Kế toán - Kiểm toán và Thuế quốc tế (Journal of
    International Accounting, Auditing and Taxation) với nội dung chủ yếu như: trình
    bày và giải thích lý thuyết khoảng cách kỳ vọng, xây dựng phương pháp đo lường
    và tiến hành đo lường khoảng cách kỳ vọng tại Hà Lan.
    7




    Bên cạnh đó, trong quá trình tập hợp tài liệu, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu
    một số bài viết rất hữu ích từ vấn đề này, như sau:
    Giải pháp góp phần giảm thiểu “sự khác biệt kỳ vọng” của kiểm toán độc lập
    trong xu thế hội nhập phát triển,ThS. Phan Thanh Hải với nội dung chủ yếu như:
    chỉ ra khái niệm, bản chất của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, chỉ ra biểu hiện của
    khoảng cách kỳ vọng trong các chuẩn mực và phương pháp kiểm toán cũng như
    khái quát các biện pháp giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.
    Về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập với gian lận và sai sót trong kiểm
    toán báo cáo tài chính, TS.Phạm Đức Hiếu, Tạp chí kiểm toán, số 9/130, trang 29
    với nội dung nghiên cứu chủ yếu như: Trình bày trách nhiệm của kiểm toán viên
    độc lập, nêu ra những nhầm lẫn chủ yếu về mục tiêu kiểm toán.
    3. Mục tiêu nghiên cứu.
    - Trình bày những nội dung cơ bản về lý thuyết khoảng cách kỳ vọng trong
    kiểm toán và những vấn đề liên quan:
    + Cung cấp cho người đọc một cái nhìn, cụ thể về định nghĩa, bản chất, cấu
    trúc, ảnh hưởng của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.
    + Nêu lên những phương pháp tổng thể nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ
    vọng.
    - Phân tích đánh giá khoảng cách kỳ vọng ở Việt Nam:
    + Chỉ ra phương pháp, cách thức đánh giá khoảng cách kỳ vọng ở Việt Nam
    và những số liệu khảo sát thực tế.
    + Đánh giá được mức độ khoảng cách kỳ vọng thực tế ở Việt Nam.
    - Đề xuất các phương pháp cụ thể nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng
    4. Phạm vi nghiên cứu.
    8




    - Địa điểm nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến khảo sát đánh giá thực
    trạng khoảng cách kỳ vọng được thực hiện trên địa bàn Hà Nội tại các sàn giao
    dịch chứng khoán, ngân hàng và một số doanh nghiệp.
    - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong vòng 5 tháng từ ngày
    15/11/2011 đến 15/04/2012. Thời gian thực hiện tương đối ngắn, do đó trong quá
    trình thực hiện và hoàn thành đề tài sẽ không thể tránh được những thiếu sót.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    - Trong bài nghiên cứu có sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích thông
    tin.
    - Thu thập số liệu:
    + Số liệu sơ cấp: Thu thập từ ý kiến của các kiểm toán viên, nhân viên tín
    dụng ngân hàng, nhà đầu tư, nhà quản lí doanh nghiệp, sinh viên ngành kinh tế
    thông qua bảng hỏi.
    + Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn như:
     Các báo, tạp chí và đặc biệt là nguồn thông tin từ internet, góp phần đáng kể
    cho bài nghiên cứu.
     Các số liệu thống kê từ Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
     Các báo cáo nghiên cứu khoa học, tài liệu hướng dẫn.
    - Phân tích số liệu:
    + Sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, chọn lọc số liệu liên quan để
    rồi tiến hành nghiên cứu, phân tích. Từ đó rút ra thực trạng khoảng cách kì vọng
    trong kiểm toán trên địa bàn Hà Nội, đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm
    giảm thiểu khoảng cách kì vọng
    + Tất cả các số liệu được xử lí bằng phầm mềm Excel 2010
    - Thiết kế nghiên cứu:

    6. Nội dung nghiên cứu.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương cụ thể như sau:
    - Chương 1: Một số vấn đề về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.
    - Chương 2: Kiểm toán độc lập và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại Việt
    Nam.
    - Chương 3: Giải pháp giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...