Tiểu Luận Khoảng 19 giờ ngày 07/3/2009, Nguyễn Văn C (SN 1970) cùng Đinh Văn X và một số người khác ngồi uống

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khoảng 19 giờ ngày 07/3/2009, Nguyễn Văn C (SN 1970) cùng Đinh Văn X và một số người khác ngồi uống rượu tại nhà chị Trần Thị H. Trong lúc uống rượu, C và X xảy ra xô xát. X tức giận đánh 02 cái vào mặt C. Sau đó C và mọi người ra về còn X ngủ lại tại nhà H. Khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, C quay lại nhà H để yêu cầu X phải xin lỗi. Khi đến nhà H, C gọi cửa nhưng H không mở, C liền nhặt 01 đoạn gậy tre dài 70cm, đường kính 04cm rồi đạp cửa xông vào nhà. Thấy X đang nằm ngủ trên giường, C dùng gậy đánh vào đầu X, X vùng dậy chạy nhưng C vẫn đuổi theo, tiếp tục dùng gậy đánh vào đầu và người X gây thương tích 8%. Ngày 17/4/2009, X làm đơn yêu cầu khởi tố C về việc đã đánh mình gây thương tích. C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS
    Hỏi:
    1. Hãy phân tích các dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm mà C đã thực hiện?
    2. Hãy phân tích lỗi của C trong trường hợp này?
    3. Giả sử C là người chưa thành niên thì C có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện không?
    GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
    1. Các dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm mà C đã thực hiện.
    Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những dấu hiệu của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
    Những dấu hiệu mặt khách quan là : hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả
    Hành vi khách quan của tội phạm là tất cả những xử sự của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định (hành động hoặc không hành động) gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
    Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.
    Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là là mối quan hệ giữa các hiện tượng trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân (là hành vi khách quan) làm phát sinh một hiện tượng khác là kết quả (là hậu quả của tội phạm).Dùng để chỉ hành vi khách quan đóng vai trò là nguyên nhân, hậu quả nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là hậu quả.
    Những biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm: Bên cạnh các mặt biểu hiện đã nêu, mặt khách quan của tội phạm còn được biểu hiện qua các nội dung khác như phương pháp, phương tiện, công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội Phương tiện phạm tội như phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, tiền Công cụ phạm tội như gậy gộc, súng, chất độc là những đối tượng được chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
    Cụ thể trong tình huống đặt ra:
    Hành vi khách quan: C dùng gậy đánh vào đầu X, X vùng dậy chạy nhưng C vẫn đuổi theo, tiếp tục dùng gậy đánh vào đầu và người X.
    Hậu quả: X bị thương tích 8% ở đầu và người.
    Mối quan hệ nhân quả: hậu quả X bị thương 8% là do hành vi đánh vào đầu và người của C trực tiếp gây ra.
    Những biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm:
    - Thời gian phạm tội: Khoảng 21 giờ 30 phút ( đêm khuya)
    - Công cụ phạm tội: 01 đoạn gậy tre dài 70cm, đường kính 04cm (đây được coi là hung khí phạm tội)
    - Địa điểm phạm tội: tại nhà chị H
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...