Luận Văn Khoá luận tốt nghiệp: Một số thành trựu nổi bật của kịch Lưu Quang Vũ

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khoá luận tốt nghiệp: Một số thành trựu nổi bật của kịch Lưu Quang Vũ


    PHẦN MỞ ĐẦU


    I. Lý do – mục đích – ý nghĩa của đề tài:


    Để bắt đầu, có lẽ phải trở về với sa mạc – diễn trường của mọi khởi đầu. Muốn nhìn vào bí quyết của những người xây dựng nên nghệ thuật của sự vĩnh hằng, có lẽ phải phát hiện cái sa mạc đã tồn tại trước thời các kim tự tháp - khởi điểm đánh dấu sự ra đời của nghệ thuật Ai Cập cổ đại.


    Chúng ta biết rằng, đất nước Ai Cập khởi phát trên bình địa, với dòng sông Nil chảy dọc từ Nam sang Bắc và vầng thái dương vượt ngang từ Đông sang Tây. Bờ trái sông Nil là vách đá thành vại của rặng núi phía Tây. Núi kể cho ta những gì không phải là sa mạc. Còn sa mạc là phi thời gian, là vô biên bỏ ngỏ đón gió muôn phương. Một gợn gió thoảng qua đủ tạo nên một cảnh trí, xẻ ra một con đường, hình thành lại rồi xoá hết trong biến đổi liên tục. Ở đó, các cồn cát chảy trôi lô xô, trùng điệp, thực thi quá trình tự huỷ liên tục. Như vậy, sa mạc đồng hiện quá khứ, hiện tại, tương lai. Sa mạc không có ký ức, không có lịch sử, luôn luôn chờ đón mọi biến thiên. Ở đây, không thể nào quy nạp động thái sáng tạo vào lịch sử, bởi nó là một sự khởi đầu liên tục và không ngừng. Chính vì thế mà người ta thường hình dung nó với sự sáng tạo không ngừng của nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu - thứ nghệ thuật của những khoảnh khắc( Lưu Quang Vũ). Sở dĩ người ta gọi nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật của những khoảnh khắc là bởi vở diễn chấm dứt khi tấm màn sân khấu buông xuống, nó chỉ còn sống trong tâm trí của người xem với những suy tư, chiêm nghiệm về con người và cuộc đời. Nhưng làm sao làm sống lại cái không khí của vở diễn, những gương mặt, cử chỉ, những lớp diễn tuyệt vời, say đắm, dữ dội hay tinh tế, trầm tĩnh hay nồng nhiệt của người nghệ sĩ? Trong lĩnh vực sân khấu nói chung và kịch nói nói riêng, mỗi đêm diễn là một lần sáng tạo mới, là liên tục những tìm tòi hưng phấn, không lặp lại của các diễn viên, là mối giao lưu, đồng cảm với khán giả từng đêm diễn. Và hơn hết, mỗi vở kịch là một sản phẩm chứa đầy tâm huyết, là sự tự thể nghiệm, hoá thân không ngừng của nhà viết kịch – những người làm nên linh hồn của nghệ thuật sân khấu.


    Ở Việt Nam, kịch nói là một thể loại mới hình thành khoảng chừng 50 năm. Sau cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, kịch nói đặc biệt phát triển với các đoàn kịch và các diễn viên kịch chuyên nghiệp. Trong “vẻ sầm uất” nói chung của hoạt động sân khấu hồi đầu kháng chiến - “một vẻ sầm uất chưa từng có” (Thế Lữ - Lời nói đầu, Tuyển tập kịch VN 1945 – 1960; NXB văn học 1961), kịch nói càng lớn mạnh vượt bậc, đánh dấu sự tìm tòi, tự thể nghiệm để tạo nên sức sống cho vở diễn của các nhà viết kịch.


    Lưu Quang Vũ đến với sân khấu đúng vào lúc sân khấu Việt Nam đang có những đòi hỏi khẩn thiết. Đó là nhiệm vụ phản ánh những vấn đề nóng bỏng, quan thiết, nổi cộm lên trong đời sống xã hội và bối cảnh Đổi mới của đất nước sau chiến tranh. Mẫn cảm nghệ sĩ và ý thức công dân đã thôi thúc anh viết nên những vở kịch đáp ứng được nhu cầu bức thiết đó. Không những thế, kịch bản trong nước thiếu, bộ phận viết kịch không thường xuyên cung cấp cho bộ máy sân khấu chạy đều, là một nhà viết kịch mới xuất hiện nhưng sung sức và tài năng, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo không ngừng nghỉ để đem đến cho sân khấu dân tộc những đêm diễn xúc động, đầy say mê. Tên tuổi của anh gắn liền với những vở kịch giàu ý nghĩa, và cùng với một số tác giả khác, anh đã làm nên một giai đoạn sân khấu cực kỳ sôi động, khó có thể lặp lại trong một quãng thời gian dài, chí ít là cho đến tận hôm nay.


    Trước đây, người ta mới chỉ biết đến Lưu Quang Vũ - thơ; Lưu Quang Vũ - truyện và Lưu Quang Vũ – ký giả kịch trường. Từ 1980 đến nay, người ta biết đến Lưu Quang Vũ chủ yếu như một nhà viết kịch. Tên tuổi của anh gắn liền với những vở làm xôn xao dư luận như: Nàng Si-Ta; Nguồn sáng trong đời; Tôi và Chúng ta; Hồn Trương Ba – da hàng thịt Trong vòng 5 năm (1980 – 1985), anh đã viết 30 vở kịch dài, trong đó 25 vở đã được các đoàn nghệ thuật Trung ương và địa phương trong cả nước dàn dựng và biểu diễn. Có những vở như “Nàng Si-Ta”, con số các đoàn nghệ thuật dàn dựng đã lên đến 20. Trong khoảng thời gian 10 năm, Lưu Quang Vũ đã sáng tác được hơn 50 vở kịch – một khối lượng đồ sộ khiến nhiều người kinh ngạc. Riêng năm 1985, trong số 10 vở kịch của anh được dàn dựng và biểu diễn, có 6 vở được tặng Huy chương vàng, 2 vở khác được tặng Huy chương bạc tại Hội diễn sân khấu toàn quốc. Kịch của anh được công diễn ở hầu khắp các địa phương trong cả nước và ở đâu cũng được đông đảo công chúng mến mộ. Cùng với các vở: Nhân danh công lý (Doãn Hoàng Giang); Mùa hè ở biển (Xuân Trình); Tôi và Chúng ta và Nguồn sáng trong đời của Lưu Quang Vũ là những sự kiện thời sự nghệ thuật đáng chú ý. Lưu Quang Vũ nhanh chóng trở thành một “hiện tượng” trong đời sống văn học nghệ thuật những năm 80 của thế kỷ XX. Năm 2001, Lưu Quang Vũ vinh dự được Nhà nước trao tặng giải thưởng cao quý – giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.


    Điều gì đã làm nên thành công của Lưu Quang Vũ ở thể loại này?


    Ở đây, với giới hạn của một luận văn, sinh viên chỉ xin trình bày bước đầu tìm hiểu những thành tựu nổi bật của kịch Lưu Quang Vũ (cả về phương diện nội dung lẫn hình thức biểu hiện) trong giai đoạn những năm 80 của thế kỷ XX. Qua đó, thấy được nét độc đáo của lịch Lưu Quang Vũ cũng như những đóng góp và vai trò, vị trí của anh trong việc xây dựng nền kịch nói Việt Nam.


    Hiện nay kịch nói Lưu Quang Vũ của Lưu Quang Vũ đã được đưa và chương trình giảng dạy ở trường trung học và phổ thông dưới dạng các đoạn trích. Chính vì thế, luận văn còn có ý nghĩa thực tiễn, có thể ứng dụng vào giảng dạy.


    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính.



    Chương I: Tính thời sự là một đặc điểm nổi bật của kịch Lưu Quang Vũ


    Chương II: Chất triết lí trong kịch Lưu Quang Vũ


    Chương III: Những cách tân đổi mới của kịch Lưu Quang Vũ về mặt hình thức thể loại
     
Đang tải...