Luận Văn Khóa luận TN Ngoại thương : Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp luôn giữa vai trò quan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp và các ngành khác, nhiều hàng cho xuất khẩu Bước vào thế kỷ XXI, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái, nông nghiệp được dự báo là vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với con người nói chung và mỗi nước nói riêng. Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời. Hiện nay, hơn 70% dân số nước ta vẫn sống chủ yếu ở khu vực nông thôn và dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Sản xuất nông nghiệp nước ta không những phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, mà còn phục vụ xuất khẩu ra thị trường thế giới. Những cơ hội và thách thức mới của một nền kinh tế đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, hiện đại và có năng lực cạnh tranh cao. Để đạt được những mục tiêu trên, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tập trung huy động mọi nguồn lực, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn lực quan trọng và góp phần đẩy nhanh sự phát triển của toàn ngành và kinh tế của toàn đất nước. FDI là nguồn bổ sung vốn cho phát triển, là nguồn cung cấp công nghệ, tăng cường khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cũng như tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao mức sống cho người dân. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI vào ngành nông nghiệp tử sau năm 1987 cho đến nay còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng của ngành.
    Hơn nữa, một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc phát triển kinh tế đất nước, đó là phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất. Vì thế, phát triển nông nghiệp phải đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, phát huy lợi thế so sánh của từng khu vực, đảm bảo cơ cấu kinh tế cân đối và phát triển bền vững.
    Đến nay, vì khả năng thu hút nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp còn nhiều hạn chế nên những tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là trong nội ngành và những vùng nông thôn còn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút nguồn vốn FDI đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, năm 2005, chương trình hành động thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn” đã được xây dựng và sẽ từng bước được thực hiện dưới sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
    Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp trong điều kiện phát triển của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, tìm ra những nguyên nhân hạn chế trong khả năng thu hút FDI của khu vực này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI cho sự phát triển của ngành nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực là cần thiết. Do đó, người viết xin chọn đề tài: “Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu đề tài
    Đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng thu hút FDI của ngành nông nghiệp trong thời gian qua và những tác động của nó đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó đề ra các giải pháp tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    Các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
    Cung cấp những số liệu tổng quan về thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, nêu lên một số tác động của nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    Từ những kết quả đạt được và những hạn chế của việc thu hút FDI vào ngành nông nghiệp trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khoá luận xin đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Khoá luận cố gắng nghiên cứu thu hút FDI vào ngành nông nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 1988-2008, và những tác động của nó tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách toàn diện. Nhưng do những số liệu và các tài liệu tham khảo liên quan đến sự tác động của thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam đối với chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế còn hạn chế nên trong khóa luận này, khi phân tích các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, người viết chỉ xin đề cập tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Với trình độ của một sinh viên năm cuối khoa Kinh Tế và Kinh doanh quốc tế của trường Đại học Ngoại Thương, còn nhiều yếu kém trong cả lý luận và thực tiễn, do đó trong đề tài này, phương pháp chủ yếu được thực hiện là phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá những tài liệu thu thập được, đồng thời tham khảo ý kiến hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, của các thầy cô giáo trong khoa để rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành khoá luận này.
    6. Kết cấu của khoá luận
    Ngoài phần lời cảm ơn, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, khoá luận gồm ba chương:
    Chương I: Một số vấn đề lý luận về FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
    Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
    MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FDI VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 8
    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 8
    1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 8
    2.Các đặc điểm của FDI 10
    3.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI 11
    3.1. Những nhân tố quốc tế. 11
    3.2. Những nhân tố trong nước. 12
    II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 14
    1. Các khái niệm 14
    1.1. Cơ cấu kinh tế và phân loại cơ cấu kinh tế. 14
    1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 18
    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 19
    2.1. Nhóm các nhân tố khách quan. 19
    2.2. Nhóm các nhân tố chủ quan. 23
    3. Những xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 24
    3.1. Những xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. 24
    3.2. Những xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ. 25
    3.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. 25
    2. Tác động tới cơ cấu vùng lãnh thổ. 27
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NỀN KINH TẾ 30
    I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NỀN KINH TẾ 30
    1. Sơ lược về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 30
    1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. 30
    1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ. 34
    1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. 36
    2. Khái quát về thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây. 38
    2.1. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư 40
    2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa bàn đầu tư 42
    2.3.Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư 43
    2.4. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác đầu tư. 44
    II. THỰC TRẠNG FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM . 45
    1. Tình hình thu hút và triển khai hoạt động FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam 45
    1.1.Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam từ 1988-2008 45
    1.2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. 57
    2. Một số nhận xét về hoạt động FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam 59
    2.1.Một số nhận xét 59
    2.2. Nguyên nhân hạn chế nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam 61
    III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 64
    1.Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. 64
    1.1.Tác động tích cực. 64
    1.2.Tác động tiêu cực. 71
    2.Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ. 73
    2.1.Tác động tích cực. 73
    2.1.Tác động tiêu cực. 78
    3.Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. 79
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM . 82
    I. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GẮN VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 82
    1. Định hướng chung về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 82
    2. Quan điểm và phương hướng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam 85
    2.1. Quan điểm thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp. 85
    2.2. Phương hướng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp đến năm 2010. 87
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 88
    1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch về thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài 88
    1.1.Quy hoạch phát triển ngành. 89
    1.2.Quy hoạch phát triển vùng. 91
    2.Nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư. 93
    2.1.Quá trình thẩm định và triển khai dự án. 93
    2.2.Quản lý nhà nước đối với các dự án FDI sau khi được cấp giấy phép đầu tư 94
    3.Xây dựng hệ thống các chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp, địa bàn theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 95
    4.Cụ thể hoá các định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thành các chương trình và kế hoạch đầu tư. 97
    5.Hoạt động xúc tiến đầu tư phải coi trọng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 97
    6. Hoàn thiện chính sách chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ. 99
    7.Đào tạo đội ngũ cán bộ làm tốt công tác đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 100
    KẾT LUẬN 102
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...