Luận Văn kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG: Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU
    Xu thế toàn cầu hóa đang từng ngày từng giờ tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế xã hội Việt Nam. Mức độ hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam được thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu kinh tế như số lượng công ty nước ngoài và nội địa, sự phong phú về hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, Trong bối cảnh này, rất nhiều các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại (franchising), làm cho thị trường Việt Nam trở nên năng động và sự cạnh tranh trở nên căng thẳng hơn. Đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nên áp lực ngày càng tăng cho thị trường phân phối của Việt Nam nói chung và hệ thống nhượng quyền thương mại nói riêng. Sự phát triển của hệ thống nhượng quyền thương mại bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn lực của các nhà nhượng quyền và các nhà nhận quyền Việt Nam cũng như phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ thị phần, phát triển bền vững và mở rộng ra nước ngoài cũng không nằm ngoài xu thế cạnh tranh quốc tế này.
    Vào những năm 1998, 1999, nhượng quyền thương mại còn là một hiện tượng rất mới trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam với sự xuất hiện của một loạt các quán cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên trên khắp các tỉnh thành cả nước. Nối tiếp sau Trung Nguyên là những thương hiệu như Phở 2000, KFC, Lotteria, Kinh Đô, Phở 24, càng làm cho hoạt động nhượng quyền trở nên sôi động và khái niệm này trở nên quen thuộc hơn với thị trường Việt Nam.
    Mặc dù mới xuất hiện gần đây ở Việt Nam nhưng trên thực tế, hình thức này đã hình thành từ lâu và phát triển nở rộ trên thế giới và ngay cả tại các nước láng giềng của chúng ta. Tại Trung Quốc, thời gian gần đây các thương hiệu nhượng quyền luôn phát triển với tốc độ tăng trưởng hai con số: từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38%, các cửa hàng nhượng quyền tăng 55%. Năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất trên thế giới ) với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. [1] Tại Thái Lan, các thương hiệu nhượng quyền cũng ngập tràn trên khắp các ngả đường, trung tâm mua sắm, nơi vui chơi giải trí ở Bangkok , từ Seven Eleven đến McDonald’s, Starbucks, Burger King, Trong số các hệ thống nhượng quyền thương mại đó, hình thức nhượng quyền phương thức kinh doanh chiếm số lượng lớn, và được hầu hết các thương hiệu hiện nay lựa chọn áp dụng cho hoạt động nhượng quyền của mình.
    Thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền phương thức kinh doanh nói riêng tại các quốc gia phát triển và các quốc gia công nghiệp mới cho phép dự đoán rằng hoạt động này sẽ đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và là phương thức để các doanh nghiệp có thương hiệu phát triển mạng lưới kinh doanh một cách hiệu quả. Sức hấp dẫn và ưu điểm của nhượng quyền thương mại là không thể phủ nhận, khi nó đem lại siêu lợi nhuận cho nhà nhượng quyền, một hình thức kinh doanh khởi động nhanh và hiệu quả cho nhà nhận quyền và một hệ thống đa dạng các lựa chọn được đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng cho người tiêu dùng dựa trên sở thích và nhu cầu của họ. Cơ hội để phát triển hình thức nhượng quyền phương thức kinh doanh ở Việt Nam là rất rõ ràng, khi những yếu tố kinh tế cùng chính sách hội nhập khiến cho thị trường trong nước trở nên hấp dẫn các nhà nhượng quyền nước ngoài hơn bao giờ hết. Thêm vào đó là những sửa đổi bổ sung của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự- kinh tế nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hệ thống nhượng quyền tại đây. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng đem lại những lo ngại không nhỏ, như sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thương hiệu nhượng quyền từ nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, những đe dọa về vấn đề vi phạm bản quyền và tranh chấp thương hiệu hay những bất ổn trong vấn đề thương hiệu và sự đồng nhất của chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên.
    Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, nhượng quyền phương thức kinh doanh thực sự là một cơ hội phát triển cho rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước như một hình thức đầu tư an toàn trong khủng hoảng. Vấn đề là cần nắm bắt được tình hình nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam, từ đó đánh giá kết quả và nhận biết những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của hệ thống này trong thời gian sắp tới, khi mà các nhà kinh tế đang dự đoán một sự bùng nổ về nhượng quyền thương mại ở nước ta. [2] Khóa luận nghiên cứu về đề tài: “Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam”, do vậy, mang ý nghĩa thực tiễn và cần thiết để từ đó đưa ra những đề xuất cho hoạt động của phương thức này trong thời gian tới nhằm đạt được hiệu quả cao.
    1. Mục tiêu nghiên cứu:
    Khóa luận nhằm mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động, cơ hội và thách thức đối với xu hướng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh, hình thức nhượng quyền thương mại hiện đại phổ biến nhất hiện nay, tại Việt Nam, thông qua việc tìm hiểu những lợi ích mà hình thức nhượng quyền thương mại nói chung mang lại cho các bên tham gia hợp đồng nhượng quyền cũng như các cản trở mà họ có thể vấp phải, thực trạng môi trường kinh doanh và pháp lý của Việt Nam và dựa trên phân tích mô hình năm lực lượng của Porter.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mang thương hiệu Việt Nam và nước ngoài và các cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của các hệ thống này ở Việt Nam. Do tính chất mới mẻ của đề tài và sự hạn chế của nguồn tài liệu, khóa luận xin chỉ hướng phân tích vào những mô hình nhượng quyền tiêu biểu nhất tại Việt Nam.


    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Nghiên cứu kết hợp sử dụng những phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích, Các bảng, biểu, mô hình, cũng được sử dụng để hỗ trợ cho việc trình bày nội dung nghiên cứu.

    [HR][/HR]



    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 5
    1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại trên thế giới 5
    2. Khái niệm nhượng quyền thương mại 8
    2.1. Nhượng quyền thương mại là gì 8
    2.2. Các yếu tố cấu thành nên mô hình nhượng quyền thương mại 10
    2.3. Nhượng quyền phương thức kinh doanh. 12
    2.4. Hợp đồng nhượng quyền thương mại 13
    3. Lợi ích và rủi ro của nhượng quyền thương mại 17
    3.1. Lợi ích của nhượng quyền thương mại 17
    3.1.1. Đối với bên nhượng quyền. 17
    3.1.2. Đối với bên nhận quyền. 19
    3.1.3. Đối với nền kinh tế - xã hội 20
    3.2. Rủi ro của nhượng quyền thương mại 21
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM . 25
    1. Khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại 25
    1.1. Các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại 25
    1.2. Thực trạng áp dụng luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại 26
    2. Hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam 28
    2.1. Các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mang thương hiệu Việt Nam 29
    2.2. Các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mang thương hiệu nước ngoài 34
    3. Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam: 40
    3.1. Những kết quả đạt được: 40
    3.2. Những tồn tại và nguyên nhân: 41
    CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM . 43
    1. Phân tích dựa trên mô hình năm lực lượng của Porter (Porter’s five forces). 43
    1.1. Đối với nhà nhận quyền Việt Nam tiềm năng. 43
    1.2. Đối với nhà nhượng quyền nước ngoài 47
    2. Đánh giá triển vọng nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam 50
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 54
    1. Về phía Nhà nước. 55
    2. Về phía doanh nghiệp. 56
    2.1. Đối với doanh nghiệp nhượng quyền. 56
    2.2. Đối với bên nhận quyền tiềm năng. 58
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...