Luận Văn Khóa luận Ngoại Thương: Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh T

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên

    Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ nước ngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn eo hẹp, việc huy động nguồn vốn tiềm ẩn trong dân chưa nhiều, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một chủ trương cấp thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của chính sách đổi mới; vừa là sản phẩm của đường lối đổi mới, vừa là động lực thúc đẩy đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Luồng vốn FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đem lại những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đất nước.
    Là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn khó khăn, Thái Nguyên có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn để phục vụ phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiện tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. So với các tỉnh miền núi khác, Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi với nhiều lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển kinh tế. Công tác thu hút vốn FDI những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Các dự án FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, xúc tiến chuyển giao công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển. Tuy nhiên, so với thế mạnh và những tiềm năng của tỉnh, kết quả thu hút vốn FDI của Thái Nguyên còn nhiều hạn chế với số lượng dự án và tổng quy mô vốn đăng ký quá nhỏ so với mức trung bình của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thái Nguyên năm 2008 đứng ở nhóm cuối bảng xếp hạng (53/64 tỉnh thành phố cả nước) cho thấy chất lượng cạnh tranh của tỉnh rất thấp và khả năng thu hút đầu tư kém. Vì vậy, vấn đề hết sức cần thiết đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên là tỉnh cần có những giải pháp phù hợp nhằm tăng tính hấp dẫn đầu tư của tỉnh đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để góp phần đưa tỉnh trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
    Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình
    Chương 1
    TIỀM NĂNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA TỈNH
    THÁI NGUYÊN

    1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên
    1.1.1.1. Vị trí địa lý
    1.1.1.2. Địa hình
    1.1.1.3. Khí hậu
    1.1.1.4. Cơ cấu đất đai
    1.1.2. Điều kiện văn hóa – xã hội
    1.1.2.1. Đơn vị hành chính
    1.1.2.2. Dân cư và phân bố dân cư
    1.1.3. Cơ sở hạ tầng
    1.1.3.1. Giao thông vận tải
    1.1.3.2. Hệ thống điện
    1.1.3.3. Hệ thống bưu chính viễn thông
    1.1.3.4. Hệ thống nước sạch
    1.1.4. Điều kiện kinh tế
    1.1.4.1. Vị trí kinh tế của tỉnh
    1.1.4.2. Tốc độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế
    1.2. Tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên
    1.2.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên
    1.2.1.1. Tiềm năng về nông – lâm nghiệp
    1.2.1.2. Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản
    1.2.1.3. Tiềm năng về du lịch
    1.2.2. Tiềm năng về nguồn nhân lực
    1.2.3. Tiềm năng về kinh tế
    1.3. Một số chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên
    1.3.1. Công bố công khai
    1.3.2. Hướng dẫn hỗ trợ nhà đầu tư
    1.3.3. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng
    1.3.4. Ưu đãi về giá thuê đất và miễn tiền thuê đất
    1.3.5. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
    1.3.6. Ưu đãi về miễn thuế nhập khẩu
    1.3.7. Ưu đãi về miễn thuế giá trị gia tăng
    Chương 2
    THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

    2.1. Tình hình thu hút nguồn vốn FDI
    2.1.1. Quy mô vốn và quy mô bình quân dự án
    2.1.2. Cơ cấu vốn FDI đăng ký
    2.1.2.1 Cơ cấu vốn đăng ký phân theo ngành nghề
    2.1.2.4. Cơ cấu vốn đăng ký phân theo đối tác đầu tư
    2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn FDI
    2.2.1.Quy mô vốn thực hiện
    2.2.2. Cơ cấu vốn FDI thực hiện
    2.2.2.1. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo ngành nghề
    2.2.2.2. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo địa bàn đầu tư
    2.2.2.3. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo hình thức đầu tư
    2.3. Những đóng góp và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên
    2.3.1. Những đóng góp
    2.3.1.1. FDI là nguồn vốn bổ sung cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế
    2.3.1.2. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp
    2.3.1.3. FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ
    2.3.1.4. FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực
    2.3.2. Những hạn chế
    2.3.2.1. Số lượng các dự án và tổng vốn đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh
    2.3.2.3. Tiến độ triển khai các dự án đầu tư chậm, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện thấp
    2.3.2.4. Sự mất cân đối về ngành nghề, địa bàn
    Chương 3
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ
    SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

    3.1. Phương hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên
    3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên
    3.1.2. Phương hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên
    3.1.2.1. Tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến)
    3.1.2.2. Thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI vào ngành dịch vụ
    3.1.2.3. Tập trung thu hút nguồn vốn FDI từ các đối tác có tiềm năng lớn về vốn và công nghệ
    3.2. Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên
    3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ các ngành, các cấp về đầu tư nước ngoài.
    3.2.2. Xây dựng các cơ chế chính sách của tỉnh trong công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài
    3.2.3. Làm tốt công tác quy hoạch đầu tư
    3.2.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư
    3.2.5. Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa” đối với nhà đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính
    3.2.6. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài
    3.2.7. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham gia vào các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
    3.2.8. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các điều kiện về cơ sở hạ tầng

    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...