Luận Văn Khóa luận nghiên cứu văn học Trung Quốc của SV Khoa Ngữ văn, ĐHTH Hà Nội (1966-2000) - Nhìn từ góc đ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài
    Trong nền văn học thế giới, văn học Trung Quốc nổi lên như một nền văn học lớn, có lịch sử lâu dài và ngày càng phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học Trung Quốc phát triển với nhiều loại hình đa dạng và nội dung sâu sắc cùng với tên tuổi nhiều tác gia nổi tiếng thế giới. Việc tìm hiểu văn học Trung Quốc là hết sức cần thiết để hiểu thêm về nền văn học này cũng như xác định vị thế của nó. Cho đến ngày nay, những thành tựu mà văn học Trung Quốc đạt được đã có nhiều giá trị to lớn đóng góp vào nền văn học thế giới. Tìm hiểu về văn học Trung Quốc là tìm hiểu về một thế giới nghệ thuật ngôn từ phong phú và sâu sắc.

    Nước ta trải qua một nghìn năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc, lại ở vị trí tiếp giáp Trung Quốc nên văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, từ xưa đến nay, chưa có một dân tộc nào“có thể tự hào rằng nền văn học nước mình không hề vay mượn và tiếp thu một ít vốn liếng của văn học nước khác”[1] và “nền văn học thành văn của ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hán học. Điều đó là lẽ tất nhiên vì giai cấp phong kiến Việt Nam sau khi giành được chính quyền, xây dựng một quốc gia độc lập vẫn coi điển chương của nhà nước phong kiến Trung Quốc như là khuôn vàng, thước ngọc cho mọi hành vi của mình”[2]. Như thế, vấn đề ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến văn học Việt Nam cũng như việc tìm hiểu văn học Trung Quốc qua đó tìm hiểu văn học Việt Nam (đặc biệt là giai đoạn văn học trung đại) là tất yếu.
    Bộ môn văn học phương đông trực thuộc khoa văn học đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu có giá trị. Từ 1966 đến trước năm 2000, những đề tài khóa luận do sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của thế hệ những giảng viên giỏi, nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình như GS Lê Huy Tiêu, GS Lê Đức Niệm Việc nhìn lại khóa luận - công trình làm bằng công sức của thế hệ thày trò lớp trước sẽ giúp sinh viên thế hệ sau tiếp tục phát huy truyền thống nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả và sáng tạo thêm những khóa luận mới.
    Thông qua việc tìm hiểu những công trình làm bằng mồ hôi và nhiệt huyết của thế hệ thày và trò lớp trước, báo cáo này hi vọng sẽ giúp những sinh viên yêu thích bộ môn văn học Trung Quốc sẽ tìm ra được nhiều đề tài và phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả, phù hợp để làm nên công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc nói riêng và nghiên cứu văn học của khoa nói chung. Hơn nữa, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn là một trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên sâu hàng đầu cả nước. Vì thế, những công trình nghiên cứu của khoa không chỉ có ý nghĩa cho trường mà còn góp phần vào việc nghiên cứu khoa học văn học của cả nước.

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng trực tiếp, cụ thể của đề tài là những khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa ngữ văn, trường Đại học tổng hợp lưu trữ tại thư viện khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Phạm vi nghiên cứu là những đề tài nằm trong khoảng thời gian từ 1966 đến năm 2000. Đây là những đề tài do thế hệ những giảng viên thuộc thế hệ trước hướng dẫn. Việc tìm hiểu những đề tài này mang tính chất bước đầu với mục đích chủ yếu là tổng kết, thống kê khái lược.

    3. Phương pháp nghiên cứu
    Ở báo cáo này mang tính chất khảo sát hệ thống đề tài khóa luận nên chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, miêu tả, so sánh. Ở đây, người viết coi hệ thống là một đối tượng cụ thể, và một đối tượng khoa học cho phép vận dụng nhiều phương pháp tiếp cận. Việc kết hợp đúng đắn nhiều phương pháp sẽ đem đến kết quả “các phương pháp khác nhau bổ sung cho nhau chứ không độc lập lẫn nhau”[3]
    4. Cấu trúc đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính có kết cấu gồm ba chương.
    Chương một là Khóa luận tốt nghiệp như là một đối tượng nghiên cứu. Ở chương này, ngoài việc giới thiệu cách hiểu và phân biệt những khái niệm liên quan như khóa luận, luận văn, là những mô tả về hình thức khóa luận. Tiếp theo là đề cập đến một số vấn đề cơ sở của lý thuyết tiếp nhận và tiếp nhận văn học trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp.

    Chương hai là các chủ đề nghiên cứu chính của các khóa luận. Đề tài phân loại hệ thống khóa luận trên cơ sở những đề tài được nghiên cứu chủ yếu theo tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc và phân loại thành hai nhóm tác giả, tác phẩm; lý luận, dịch thuật
    Chương ba là các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng khi làm khóa luận. Khi xác định những cở sở lý thuyết làm nền tảng cho khóa luận, chúng tôi bước đầu nhận xét về phương pháp tiếp cận và thực hiện đề tài ở các khóa luận


    [HR][/HR] [1] Đặng Thai Mai: Trên đường học tập và nghiên cứu, tập 2, trang 157, NXB Văn Học, 1959.

    [2] Đinh Gia Khánh: Văn học cổ Việt Nam tập 1, trang 15, NXBGD, 1966

    [3] Laurent Versini. Về vấn đề phương pháp trong văn hoc
     
Đang tải...