Luận Văn Khóa luận DAV: Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp học viện ngoại giao năm 2011


    Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đều là những cường quốc có vai trò quan trọng hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và tầm ảnh hưởng lớn với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Đặc biệt từ khi Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng và gia tăng ảnh hưởng thì vấn đề cạnh tranh Trung- Nhật càng trở nên nóng bỏng hơn, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Sự nghi kỵ phổ biến trong nhân dân và thế hệ trẻ hai nước có thể thấy qua một cuộc khảo sát năm 2007: 46% sinh viên Nhật Bản và 57% sinh viên Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực về nước kia trong khi đó có tới 80% sinh viên hai nước được hỏi cho rằng quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc đang trong thời kỳ “tồi tệ”[1]. Dù đây không phải là một cái nhìn toàn cảnh nhưng điều đó cũng buộc người ta phải đặt ra những câu hỏi rằng: Phải chăng đằng sau những nụ cười và cái bắt tay ngoại giao, bên dưới những bài phát biểu “tan băng” được phát đi từ cả hai phía là cả một tảng băng chìm sẵn sàng ngăn trở và làm nguội lạnh những kỳ vọng về sự xích lại gần nhau giữa hai người khổng lồ châu Á.
    Trên thực tế, đã có không ít bài khóa luận nghiên cứu về quan hệ Trung - Nhật. Song bài viết dưới đây muốn tìm hiểu về cạnh tranh của hai quốc gia này tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của đất nước Trung Quốc. Đó là cuộc tranh giành tầm ảnh hưởng khu vực Đông Nam Á của một nước Nhật Bản – một cường quốc kinh tế, vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ vươn tới địa vị một cường quốc toàn diện và Trung Quốc- một cường quốc chính trị đang tiếp tục những bước phát triển vững chắc với đầy tham vọng.
    Nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng, Đông Nam Á từ lâu đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các nền văn hóa- văn minh và các nước lớn trên thế giới.[2] Trong gần hai thập niên trở lại đây, cùng với sự kết thúc chiến tranh lạnh và gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực hóa, khu vực Đông Nam Á lại trở nên sống động không chỉ bởi sự gia tăng hợp tác và liên kết nội khối trong ASEAN, mà còn trở thành nơi hội tụ của các sáng kiến mới thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới, trong đó không thể không nhắc đến Trung Quốc và Nhật Bản.
    Với đề tài “ Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh”
    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG I:
    KHÁI QUÁT QUAN HỆ TRUNG-NHẬT TRONG LỊCH SỬ
    I.TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TRONG LỊCH SỬ CHÂU Á
    1. Khái quát quan hệ Trung – Nhật trước CTTG II:
    2. Quan hệ Trung – Nhật trong chiến tranh lạnh:
    2.1. Giai đoạn 1949-1971:
    2.2. Giai đoạn 1972-1991:
    II. VAI TRÒ CỦA ĐÔNG NAM Á VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TRONG LỊCH SỬ
    III. DI SẢN LỊCH SỬ ĐỐI VỚI QUAN HỆ TRUNG-NHẬT.
    1.Những vấn đề lịch sử.
    2.Vấn đề Đài Loan.
    CHƯƠNG II:
    CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT SAU CHIẾN TRANH LẠNH TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
    I.Vận động quan hệ Trung-Nhật sau chiến tranh lạnh.
    1. So sánh lực lượng Trung – Nhật sau chiến tranh lạnh.
    2.Chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản với nhau:
    2.1. Chính sách của Trung Quốc với Nhật Bản.
    2.2. Chính sách của Nhật Bản với Trung Quốc.
    II.Đông Nam Á trong chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản sau chiến tranh lạnh
    1.Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Trung Quốc và Nhật Bản sau chiến tranh lạnh
    2.Triển khai chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản tại Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
    2.1. Chính sách của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á
    2.2.Chính sách của Nhật Bản đối với các quốc gia Đông Nam Á
    III.Cạnh tranh Trung – Nhật trong khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
    1Cạnh tranh chính trị-quân sự Nhật – Trung tại khu vực.
    2.Vấn đề xây dựng các cơ chế hợp tác khu vực.
    3.Cạnh tranh kinh tế.
    3.1.Cạnh tranh đầu tư – thương mại tại khu vực.
    3.2.Vấn đề xử lý cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997.
    3.3.Vấn đề ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương.
    4.Cạnh tranh năng lượng và an ninh hàng hải ở biển Đông.
    CHƯƠNG III:
    XU HƯỚNG CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT TRONG TƯƠNG LAI
    I.Tác động của cạnh tranh Trung-Nhật đến khu vực và Việt Nam
    1.Tác động đến khu vực.
    1.1.Tác động tích cực:
    1.2.Tác động tiêu cực.
    2. Tác động đến Việt Nam
    II. Xu hướng cạnh tranh Trung-Nhật trong tương lai
    1.Tình hình Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay.
    2.Xu hướng cạnh tranh Trung- Nhật trong tương lai
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...