Luận Văn Khóa luận: Chiến lược Marketing của các tập đoàn sản xuất xe hơi tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương:

    “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động” (Định nghĩa Marketing theo Hiệp hội Marketing Mỹ - American Marketing Association). Dễ hiểu hơn, Marketing là việc các doanh nghiệp tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đó, những dịch vụ mà khách hàng mong muốn và khả năng cũng như sự sẵn sàng chi trả của khách hàng đối với sản phẩm. Mục tiêu mà hoạt động Marketing hướng tới là khối lượng sản phẩm tiêu thụ và chinh phục các phân đoạn thì trường. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi doanh nghiệp cần phải có chiến lược Marketing cụ thể.
    Hiện nay xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa đang biến thị trường tiêu thụ hàng hóa trở thành thì trường toàn cầu. Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn, doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn bao giờ hết khi mà toàn cầu hóa dường như đã gỡ bỏ được đường biên giới ngăn cách các quốc gia, mang đến cơ hội và thách thức như nhau cho công dân toàn cầu. Muốn tồn tại và phát triển, một doanh nghiệp luôn luôn phải tìm tòi, sáng tạo, học hỏi, và đưa ra những sản phẩm mới có tính độc đáo với nhiều tiện ích đồng thời giá cả phải cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường.
    Có thể nói, năm 2007 là năm bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO. Rất nhiều cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng mang lại những thách thức không nhỏ trong một thị trường cạnh tranh gay gắt khi hàng loạt các nhà sản xuất, nhà đầu tư, nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài ồ ạt tràn vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, trong đó không thể không kể đến sự xuất hiện của các tập đoàn sản xuất xe hơi lớn trên thế giới đến từ Nhật Bản, Mỹ, và Châu Âu.
    Những chiếc xe hơi đầu tiên đã cập bến Việt Nam ngay từ những năm đầu tiên của thế kỉ XX, khi đó chúng là những vật phẩm vô cùng xa xỉ mà chỉ có những nhà quí tộc, bậc Vua chúa hay tư sản mới có khả năng sở hữu. Từ đó, trải qua bao năm tháng, ngay cả khi chiến tranh xảy ra cũng như thời hòa bình, xe hơi liên tục được nhập về Việt Nam. Được thành lập vào ngày 23/09/2003, Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam (VINAMOTOR), mà tiền thân là Tổng Công ty Cơ khí GTVT – TRANSINCO, là doanh nghiệp sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam có 100% vốn chủ sở hữu trong nước. Đó thực sự là một mốc quan trọng đanh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô non trẻ tại một nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của VINAMOTOR là chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm như xe khách, xe buýt hay xe tải trong khi nhu cầu sở hữu các dòng xe 4-15 chỗ, xe gia đình của người dân ngày càng tăng. Trong khi đó, các thương hiệu lớn trên thế giới như HONDA, TOYOTA, FORD, HUYNDAI, MITSUBISHI vốn đã quá phổ biến trên đường phố Việt Nam qua các dòng xe được người tiêu dùng nhập nguyên chiếc đã nhanh nhạy tìm một đối tác thích hợp trong nước thành lập các Liên doanh Sản xuất và lắp ráp xe hơi, có trụ sở và đặt nhà máy lắp ráp ngay tại Việt Nam.

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ SẢN XUẤT XE HƠI 5
    1.1.Một số khái niệm cơ bản về chiến lược marketing. 5
    1.1.1.Các khái niệm cơ bản về marketing. 5
    1.1.1.1.Khái niệm marketing. 5
    1.1.1.2. Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu. 6
    1.1.1.3. Sản phẩm 7
    1.1.1.4. Giá trị chi phí và sự thoả mãn. 8
    1.1.1.5. Trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ. 9
    1.1.1.6. Thị trường. 12
    1.1.2. Chiến lược Marketing. 14
    1.1.2.1. Khái niệm chiến lược marketing. 14
    1.1.2.2. Các mục tiêu của chiến lược marketing. 15
    1.1.2.3. Kế hoạch hóa chiến lược marketing. 17
    1.2.Các chiến lược Marketing cơ bản đã được áp dụng bởi các hãng sản xuất xe hơi 22
    1.2.1 Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của nền công nghiệp sản xuất xe hơi 22
    1.2.1.1 Xe chạy bằng động cơ hơi nước. 22
    1.2.1.2 Xe hơi dùng máy hơi nổ - động cơ đốt trong. 23
    1.2.1.3 Các nguồn năng lượng mới cho xe hơi 25
    1.2.2 Các chiến lược marketing cơ bản. 26
    1.2.2.1 Khái niệm chiến lược marketing cho sản phẩm xe hơi 26
    1.2.2.2 Đặc thù của chiến lược marketing dành cho sản phẩm xe hơi 27
    2.1. Đặc điểm thị trường xe hơi Việt Nam giai đoạn 2009-2010. 28
    2.1.1 Thông tin sơ lược về các tập đoàn sản xuất xe hơi lớn tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010 28
    2.1.1.1 Tập đoàn TOYOTA VIỆT NAM . 28
    2.1.1.2 Tập đoàn Honda Việt Nam 30
    2.1.1.3 Công ty cổ phần ô tô Trường Hải – Truong Hai Auto. 30
    2.1.1.4 Công ty cổ phần ô tô Hyundai Việt Nam – Huyndai Motor Việt Nam 31
    2.1.1.5 Công ty ô tô Việt Nam Daewoo (VIDAMCO) 32
    2.1.1.6 Công ty Vinastar Motors. 33
    2.1.1.7 Tập đoàn Nissan Việt Nam 34
    2.1.1.8 Tập đoàn Ford Việt Nam 34
    2.1.2 Đặc điểm thị trường xe hơi tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010. 35
    2.2 Chiến lược marketing của các hãng sản xuất xe hơi tại Việt Nam . 36
    2.2.1 Chiến lược tăng số lượng khách hàng. 36
    2.2.1.1 Cơ sở của chiến lược tăng số lượng khách hàng. 36
    2.2.1.2 Phương pháp thực hiện chiến lược tăng số lượng khách hàng. 38
    2.2.1.2.1 Chính sách về giá. 38
    2.2.1.2.2 Chính sách về sản phẩm. 41
    2.2.1.2.3 Chính sách về phân phối 50
    2.2.1.2.4 Chính sách về xúc tiến thương mại 52
    2.3 Đánh giá chung. 54
    2.3.1 Thuận lợi 54
    2.3.2 Khó khăn. 55
    3.1 Định hướng của nhà nước về ngành công nghiệp xe hơi tại Việt Nam . 56
    3.1.1 Định hướng hội nhập. 56
    3.1.2 Định hướng phát triển. 56
    3.1.3 Định hướng cạnh tranh. 57
    3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing cho các tập đoàn sản xuất xe hơi tại Việt Nam 57
    3.2.1 Giải pháp vĩ mô. 57
    3.2.1.1 Giải pháp về khung pháp lý. 57
    3.3.1.2 Giải pháp về chính sách tài chính. 58
    3.2.2 Giải pháp vi mô. 58
    3.2.2.1 Giải pháp về chất lượng và sản phẩm 59
    3.2.2.2 Giải pháp về xúc tiến thương mại 59
    3.2.2.3 Giải pháp về marketing trực tuyến. 60
    KẾT LUẬN 70
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...