Luận Văn Khoa học và công nghệ , Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khoa học và công nghệ , Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu
    Đặt Vấn Đề
    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng đã nêu rõ: "Khoa học và công nghệ , Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu”. Trong các văn kiện của Đảng tại các kỳ Đại hội VII- VIII- IX, quan điểm giáo dục và đào tạo , khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu luôn được khẳng định và nhấn mạnh.
    Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chỉ ra phương hướng, chủ trương, giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy nội lực, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phấn đấu đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
    Để có nguồn lực đủ sức nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước tiến lên trong thời kỳ mới, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh mục tiêu Giáo dục và đào tạo: Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về Khoa học và công nghệ. Xây dựng đồng bộ đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và các nhà khoa học, nhà văn hóa tài năng, nhà kinh doanh, nhà quản lý giỏi.
    Để đạt mục tiêu đó, tất yếu phải quan tâm giáo dục toàn diện: chính trị, tư tưởng, kiến thức, đạo đức, lối sống từ trong nhà trường. Kiên quyết khắc phục nhanh chóng và có hiệu quả những yếu kém về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức trong các nhà trường; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, kỷ cương, kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục và các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường. Bảo đảm cơ cấu hợp lý về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tránh tình trạng ở một số nơi, một số ngành "thừa thầy", "thiếu thợ" như một số đồng chí đã đề cập.
    Khoa học và công nghệ phải vươn lên nhanh chóng. Phát huy dân chủ, gắn liền tổng kết thực tiễn với nghiên cứu lý luận, góp phần giải đáp những vấn đề lý luận đặt ra trong thực tiễn cuộc sống thời kỳ đổi mới. Tập trung sức nâng cao trình độ công nghệ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân để tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

    Mục Lục
    Đặt Vấn Đề
    Nội Dung 1/ Nội Dung Quan Điểm
    a.Mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam
    b.Quan điểm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng
    c. Khái Niệm Khoa học và công nghệ
    d. Khái Niệm Giáo dục và đào tạo
    e. Mối quan hệ giữa Giáo dục và đào tạo với Khoa học và công nghệ
    2/ Cơ sở lý luận của quan điểm trên
    a. Phát triển kinh tế tri thức là một xu thế tất yếu hiện nay.
    b.Vai trò của phát triển Khoa học và công nghệ và Giáo dục và đào tạo với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
    c. Khoa học và công nghệ - Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách
    hàng đầu
    3/ Kinh Nghiệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở một số nước .
    a. Bốn hướng chính để phát triển kinh tế tri thức
    b. Năm yếu tố bảo đảm sự thành công trong việc sử dụng Khoa học và công nghệ
    c. Sáu bài học và sáu kiến nghị
    Kết Luận
     
Đang tải...