Sách Khoa cử Việt Nam - Tập thượng - Nguyễn Thị Chân Quỳnh

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đây là phiên bản điện tử sách Khoa cử Việt Nam, cúa Tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh. Bản này gồm có 321 trang A4, bao gồm rất nhiều ảnh màu mà tác giả đã sưu tầm đươc.

    Chúc các bạn thành công. Xin xem phần chi tiết bên dưới trước khi quyết định tải tài liệu về.


    MỤC LỤC

    Tay ngà

    Tựa

    Bảng chữ viết tắt

    DẪN NHẬP

    1 - Ðại lược về Khoa cử

    2 - Ðạo Nho

    Ảnh :

    1 - Cổng Ðại Thành

    2 - Khuê Văn Các

    3 - Bàn thờ Khổng Tử

    4 - Chu văn An

    PHẦN THỨ NHẤT : DÙI MÀI KINH SỬ

    Ch. 1 - Lễ Khai tâm

    Ảnh :

    5 - Bàn thờ tổ tiên

    6 - Học trò trường Pháp (1884-6)

    7 - Thầy Ðồ dậy học

    8 - Tranh Tết "Cóc dậy học"

    9 - Móng tay lá lan

    Ch. 2 - Học chế - Học vụ

    Trích :

    Cuộc bình văn trong nhà Giám

    "Bình văn" dưới ngòi bút Ðặng Thái Mai

    Ảnh :

    10 - Vua Duy-Tân học viết

    11 - Bảng gỗ tập đồ

    12 - Ðốc học

    Ch. 3 - Sách học

    Ảnh :

    13 & 14 - Sơ Học Vấn Tân (1884)

    Ch. 4 - Chữ viết

    Ảnh :

    15 - Chữ Việt cổ ? (Thanh-Hóa Quan Phong)

    16 - Chữ Nôm (Chinh Phụ Ngâm)

    17 - "Ðắc thú lâm tuyền"

    18 - Chữ quốc ngữ (Benito Thiện)

    19 - A. de Rhodes

    20 - Từ điển Việt-Bồ-La / Phép giảng 8 ngày

    21 - Trương Vĩnh Ký

    22 - Phạm Quỳnh

    Ch. 5 - Thi Khảo - Thi Hạch



    PHẦN THỨ HAI : CHUẨN BỊ

    Ch. 1 - Thi Hương - Ðịnh kỳ

    Ch. 2 - Thí sinh

    Ảnh :

    23 - Một thí sinh 60 tuổi

    24 - Mặt quyển

    25 - Xâu tiền

    26 - Nén bạc

    Ch. 3 - Khảo quan

    Trích :

    Lương cung đốn hàng ngày của các Khảo quan

    Lễ Tiến trường I

    Lễ Tiến trường II

    Ảnh :

    27 - Toàn ban Giám khảo

    28 - Cao Xuân Dục

    29 - Cao Xuân Tiếu

    30 - Trần Sĩ Trác

    31 - Nguyễn Ðức Phong

    32 - Mũ Giám sát

    33 - Thân Trọng Khoái

    34 - Nghi vệ một ông Tổng đốc

    35 - Lính hầu

    Ch. 4 - Trường thi

    Trích :

    Bão lụt trong trường thi

    Nỗi khổ cực của quan chấm trường

    Ảnh :

    36 - Bản đồ Thăng-long (1490)

    37 - Bản đồ Hà-nội (1882)

    38 - Sơ đồ củng cố trường thi Hà-nội của Pháp (1875)

    39 - Nha Kinh Lược (1896)

    40 - Nhà Ðấu Xảo (1887)

    41 - Bản đồ trường Nam-định (Trần văn Giáp)

    42 - Bản đồ trường Nam-định (R. de la Susse)

    43 - Chòi canh

    44 - Ðường ra cổng Tiền môn



    PHẦN THỨ BA : ỨNG THI

    Ch. 1 - Nhật kỳ - Lễ Ðiểm danh

    Trích :

    Lễ Ðiểm danh

    Báo oán

    Ảnh :

    45 - Sĩ tử nhập trường

    46 - Lều và nhà Thập đạo (1912)

    47 - Trường Nam-định (1894)

    48 - Một cái lều

    49 - Lính vũ trang

    50 - Báo oán giả, tiên nhập !

    Ch. 2 - Ðề mục - Văn bài

    Ảnh :

    51 - Các quan họp ở nhà Thập đạo ra đề thi

    Ch. 3 - Các thể văn trường thi

    Trích :

    Kinh nghĩa : Mẹ ơi con muốn lấy chồng

    Thơ cổ phong

    Phú cổ thể

    Phú hỏng thi khoa Canh Tý (1900)

    Chiếu nhường ngôi (Lý Chiêu hoàng)

    Văn sách : Lấy chồng cho đáng tấm chồng

    Ch. 4 - Trường quy

    Trích :

    Thi ban đêm

    Ảnh :

    52 - Dấu Giáp-phùng và dấu Nhật-trung

    53- Trống thu quyển



    PHẦN THỨ TƯ : KẾT QUẢ

    Ch. 1 - Chấm thi

    Trích :

    Chấm thi

    Hỏng thi I

    Hỏng thi II

    Hỏng thi III

    Ảnh :

    54 - Rọc phách

    Ch. 2 - Lễ Xướng danh - Yết bảng

    Ảnh :

    55 & 56 - Dân chúng đi xem lễ Xướng danh

    57 - Toàn quyền Doumer chứng kiến lễ Xướng danh

    58 - Xướng danh trường Thừa-thiên

    59 & 60 - Xướng danh trường Hà-nam

    61 - Tân khoa ra mắt Khảo quan

    62 - Tân khoa ngồi đợi hoàn tất lễ Xướng danh

    63 - Xem bảng

    Ch. 3 - Ân tứ - Lễ tạ

    Trích :

    Lễ tạ ơn chúa Trịnh

    Lễ tạ và yến Lộc minh

    Ảnh :

    64 - Mũ, hia, hốt

    65 - Thường (áo)

    66 - Khảo quan chuẩn bị dự lễ

    67 - Nguyễn Trọng Hợp

    69 - Vọng cung

    70 & 71 - Lễ tạ ở Vọng cung

    72 & 73 - Lễ tạ ở dinh Công sứ

    74 - Cỗ hạng nhất : Chủ khảo Cao Xuân Dục và Công sứ Lenormand

    75 - Cỗ hạnh ba : Tân khoa bốn người một cỗ

    76 - Danh ca giúp vui yến tiệc

    77 - Tân khoa che lọng đi chơi

    Ch. 4 - Vinh quy - Khao vọng

    Trích :

    Vinh quy

    Mẹo lừa

    Ảnh :

    78 & 79 - Vinh quy

    80 - Hào mục trong làng ra đón

    81 & 82 - Lễ tạ ở đình miếu

    PHẦN KẾT

    1 - Kết

    2 - Bảng chỉ tên (Index)

    3 - Sách tham khảo

    4 - Mục lục

    -------

    TỰA

    Có người hỏi tôi tại sao sống ở Pháp lâu năm, vào thời buổi này thiếu gì chuyện để học hỏi, nghiên cứu mà cứ viết đi viết lại mãi về Khoa cử ? Kể ra thì có rất nhiều lý do, song lý do chính là vì Khoa cử có liên quan mật thiết đến vận mệnh nước ta : trong non một nghìn năm tự trị ta đều dùng Khoa cử để kén người ra cầm quyền chính, đều hỏi về thuật trị nước của Nho giáo, dựa trên trật tự xã hội và đạo đức. Trong văn bia Tiến sĩ khoa 1442, Thân Nhân Trung đã viết rõ :"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh. Các thánh đế, minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí là việc đầu tiên ." đủ thấy Khoa cử quan trọng ngần nào. Thế mà chỉ mới bãi Khoa cử chưa đầy một trăm năm, ngày nay phần đông chúng ta không còn biết Khoa cử là gì nữa, hoặc có biết cũng rất mơ hồ, chẳng hạn yên trí Khoa cử chỉ là những kỳ thi thuần văn chương (concours littéraires) vô bổ. Muốn tìm một quyển sách tương đối cặn kẽ, đầy đủ về Khoa cử thì lại không có.

    Tuy nhiên, lý do đầu tiên khiến tôi khởi sự nghiên cứu Khoa cử lại rất tình cờ. Như tôi đã nói trong "Lối Xưa Xe Ngựa ." tập đầu : Khoảng năm 1985, tôi mua được quyển Quand les Français découvraient l' Indochine của Charles Daney trong có loạt ảnh chụp cảnh lễ Xướng danh trường Hà-nam, khoa Ðinh Dậu (1897) của A. Salles, một viên Thanh tra Thuộc địa. Daney là giáo sư trung học dậy môn Triết nhưng được quản lý kho ảnh chụp bằng kính của Salles, ảnh rất rõ và đẹp. Tôi nhìn ảnh thấy như mình được đi du lịch ngược thời gian và nẩy ý muốn sưu tầm ảnh Khoa cử in thành sách để mọi người cùng được "thấy tận mắt" quang cảnh trường thi ngày xưa, đồng thời cũng là một cách bảo tồn những tấm ảnh lịch sử hiếm quý.

    Tôi đã để khoảng một năm trời "săn" ảnh với ý định cho ra một quyển sách loại phổ thông mà chủ lực là tranh ảnh và văn thơ liên quan đến thi cử, còn phần chú thích của tôi sẽ rất khiêm tốn vì tôi không phải là "nhà nghiên cứu". Paris có rất nhiều kho ảnh, song không phải chỗ nào cũng có ảnh thi cử. Ðáng ghi nhớ nhất phải kể chuyện tôi đến Thư Viện Quốc Gia năm lần bẩy lượt mà không sao tìm ra hai cái ảnh ông Daney mách, sau họ đành đưa tôi xuống cả chục từng hầm như vào "mê hồn trận", bỏ mặc tôi tự tìm lấy. Mặc dầu tôi rất thích làm bạn với sách nhưng một mình đứng giữa rừng sách dưới gần chục từng hầm, chung quanh không một bóng người, không một tiếng động, tôi hơi . ớn ! Cuối cùng rồi tôi cũng moi ra hai cái ảnh ấy, không những ảnh đã nhỏ, mờ, lại không ghi rõ ngày tháng.

    Ngoài những khó khăn tìm kiếm, ảnh còn đặt ra một vấn đề khác : Hơn mười năm trước hỏi giá tác quyền kho ảnh của Salles tôi được ông Daney cho biết chỉ phải trả một số tiền tượng trưng là 50 quan một cái, bất cứ in to nhỏ, tôi muốn lúc nào là có ngay. Ðầu năm 1997, tôi cần dùng vài cái để in kèm bài viết cho tờ La Jaune et la Rouge (của trường Bách Khoa ở Paris) thì mới hay họ đã chuyển giao ảnh cho Thư Viện Quốc Gia quản thủ, song tác quyền thì vẫn phải trả cho họ, 100 quan một cái. Ðến Thư Viện Quốc Gia, người ta cho biết ảnh còn nằm trong các thùng giấy, vì thiếu nhân viên. Xin được tự lục lấy, họ không cho, hỏi bao giờ có thể quay lại thì họ trả lời chừng 8 hay 10 năm nữa ! Tôi nói tôi cần ảnh ngay thì họ bảo nên điều đình với ông Daney, xin phép được dùng những ảnh đã in trong sách của ông, song vẫn phải trả họ 100 quan một cái.

    Những kho ảnh khác thì đều nhất định không nhân nhượng, dù in 1000 bản (kiểu Việt-Nam) hay 20 000 bản (kiểu Pháp) tác quyền cũng phải trả như nhau. Ðại khái in ảnh trắng đen (giá năm 1997) : 1/6 trang phải trả 200 quan một cái, in 1/2 trang phải trả 350 quan, in kín một trang phải trả 460 quan, in bià 900 quan, in ngoài nước Pháp thì nhân lên 2,5. Tôi đành dẹp chuyện mua và quyết định dùng ảnh đã in trên sách báo cũ hay bưu thiếp. Lúc đầu tôi sao chụp toàn bộ bằng máy phóng ảnh thường, ảnh in ra có cái lem nhem. Sau nghĩ lại, muốn "bảo tồn" ảnh thì phải dùng máy laser, tốn kém hơn nhưng rõ hơn, thế là tôi "hi sinh" bỏ loạt phóng ảnh cũ thay thế bằng loạt phóng ảnh laser.

    Xong phần ảnh, tới vấn đề tìm tài liệu để viết, dù không định viết nhiều nhưng cũng phải có một số chi tiết chính xác. Tôi đã đọc cả Lều Chõng (Ngô Tất Tố) và Bút Nghiên (Chu Thiên) nên chắc công việc không mấy khó khăn. Bắt tay vào mới khám phá ra vấn đề này không đơn giản như tôi tưởng. Sách sử của Việt-Nam mỗi người chép một phách, không biết ai phải ai trái. Hỏi những bậc lão thành ở Paris, viết cả thư sang Mỹ, thư về Việt-Nam, song không ai biết tường tận vì không ai thực sự nghiên cứu Khoa cử, những người hiểu rõ thì đã qua đời.

    Một trong những thắc mắc đầu tiên của tôi là : Tại sao Cống sĩ vào thi Ðình (thi trong cung điện của vua) mà Phan Huy Chú lại viết trong Khoa Mục Chí là sau khi ra đề thi, các Cống sĩ lạy tạ vua rồi ai nấy đều "về lều" làm văn bài ? Trong cung vua có mái ngói che mưa nắng, cần gì phải mang lều vào ? Và đất lát gạch đá thì làm thế nào để "cắm lều" được, chẳng lẽ nậy gạch lên ? Hay là Phan Huy Chú, hoặc người dịch Phan Huy Chú, thuận tay thêm chữ "lều" vào, vì nói đến đi thi ai cũng nghĩ ngay đến hai chữ "lều chõng" ? Phần đông những người tôi hỏi đều trả lời không biết hoặc không trả lời, đặc biệt có một người khuyên tôi nên giở Phan Huy Chú ra mà đọc ! Mãi gần đây có dịp xem văn bia Tiến sĩ thời Lê tôi mới biết đích xác là có khi thi trong cung điện nhưng cũng có khi thì ở sân điện hay cửa điện. Có lẽ vì sân không có mái nên phải dùng lều che mưa nắng, và chắc phải là loại lều đặc biệt cắm vào thành chõng, không cần cắm xuống đất.

    Không những sách sử thường chép mỗi người một phách mà đôi khi có chép giống nhau thì lại chép cả những sai lầm, mặc nhiên coi như sự thật. Tôi không muốn nói tới chuyện coi Khoa cử chỉ thi toàn văn chương vô bổ vì điều này ai đọc sách lưu ý một chút cũng nhìn ra ngay. Tôi muốn nói tới những vấn đề khác thoạt nghe rất hữu lý. Thí dụ không hiếm người viết Nguyễn Du đã đỗ Sinh đồ, trong khi một số khác chỉ chép Nguyễn Du "đỗ Tam trường", có chỗ nói Nguyễn Du thi ở Thăng-long, chỗ khác lại ghi là thi ở Sơn-nam. Nói tới "Sinh đồ" tức là khẳng định Nguyễn Du đỗ Tam trường thi Hương. Có điều là thi Hương thì phải thi ở quê hương mình, trừ những trường hợp đặc biệt được phụ thí ở nơi cha đang làm quan chẳng hạn. Quê của Nguyễn Du ở Nghệ-an thì tất nhiên ông phải thi Hương ở trường Nghệ (như cháu năm đời của ông là Nguyễn Mai, dỗ Cử nhân khoa 1900, trường Nghệ) chứ không thể thi ở Thăng-long là nơi Nguyễn Du sinh trưởng, lại càng không có lý do gì để thi ở Sơn-nam là quê vợ. Nguyễn Du cũng không thể được dự trường hợp xin phụ thí ở Thăng-long vì mồ côi cha từ năm 9, 10 tuổi. Vậy nếu Nguyễn Du thi ở Thăng-long tất nhiên phải là thi Hội bởi những Ấm sinh, có cha làm quan to, có thể chỉ cần qua một kỳ thi khảo hạch nếu đỗ là được phép thi Hội, miễn thi Hương cũng như các Tôn sinh là họ hàng của vua. Dĩ nhiên thi Hội bao giờ cũng thi ở kinh đô, không bao giờ lại thi ở Sơn-nam (1).

    - Năm 1989, tôi hoàn thành cuốn Khoa cử đầu tiên, loại phổ thông và song ngữ (Việt-Pháp) ý muốn dành cho cả người Việt lẫn người am hiểu tiếng Pháp đều đọc được. Vì không có thì giờ tìm nhà xuất bản, tôi xếp sách vào ngăn kéo. Ðến khoảng năm 1997, thấy thu thập thêm được khá nhiều tài liệu tôi mới đem sách ra bổ sung, đi sâu vào các chi tiết hơn, do đó nhận ra có một số vấn đề mà khi viết loại phổ thông tôi không thấy và các bậc đi trước cũng không đề cập đến. Chẳng hạn có tới ít nhất là 5 sử gia viết rằng thời xưa đi thi chỉ học có Bắc sử (sử Trung quốc) còn Nam sử (sử Việt-Nam) thì phải đợi Pháp sang đô hộ, cải cách Khoa cử (1909), mới đem vào chương trình học thi. Tôi đã mất mấy tháng trời mới chứng minh được là điều này hoàn toàn không đúng (xin xem Phần I, chương "Sách Học").

    Giải quyết những nghi vấn, tất nhiên phải mất nhiều thì giờ. Tôi để cả tuần lễ mới tính được ra bà nữ Trạng nguyên độc nhất của ta sinh khoảng 1590, mất năm 1670, đỗ năm 1607. Chi tiết đích xác duy nhất sử sách chép về bà là nhờ bà mà Nguyễn Thọ Xuân mới đỗ Tiến sĩ khoa 1631, mất nhiều thì giờ chính là vì tôi căn cứ vào thời điểm này để bắt đầu tính (2). Tôi phải tìm ba năm mới biết "Cau Do" mà Toàn quyền P. Pasquier nói đến là "Cầu Ðơ", trỏ Hà-nội chứ trong các sách địa dư không có tên "Cầu Ðơ". Và phải gần mười năm tôi mới vỡ nghĩa tại sao trên cái biển Phụng Chỉ, trong ảnh của Salles chụp lễ Xướng danh, chữ "Phụng" đọc trước lại ở dưới, viết nhỏ và nép về bên phải, chữ "Chỉ"đọc sau lại đứng ở trên và ngay ngắn chính giữa (3). Với những nghi vấn chưa giải quyết được thỏa đáng như "giấy trung chỉ", "biếm một tư" là gì, tôi tạm thời chép nguyên văn để tồn nghi.

    - Gập những nghi vấn tất phải tìm hiểu qua sách sử, nhưng ở Pháp tìm sách sử Việt-Nam không dễ. Chỉ nói riêng về bộ Thực Lục gồm 38 quyển, tôi mua được có hơn mười quyển lại không liên tục. Các thư viện ở Paris không thư viện nào có đầy đủ, phải đợi năm 2000 tôi về nước mới mua được đủ bộ.

    Ngoài chính sử, những sách "nòng cốt" về Khoa cử đã được dịch và phổ biến như Khoa Mục Chí của Phan Huy Chú viết về Khoa cử từ triều Hậu Lê trở về trước, và hai quyển Quốc Triều Hương Khoa Lục (thi Cử-nhân), Quốc Triều Ðăng Khoa Lục (thi Tiến-sĩ) của Cao Xuân Dục viết về thi cử dưới triều Nguyễn, đều chép khá tỉ mỉ về tên tuổi, quê quán, cấp bậc những người đỗ, song rất sơ sài về các mặt khác. Ấy là chưa kể còn những chỗ sai lầm hoặc thiếu minh bạch. Thí dụ : Khi Phan Huy Chú viết là "thi Cử-nhân" thì phải hiểu là "thi những người đã đỗ Cử-nhân", tức thi Hội, thi Ðình, chứ không nên hiểu theo nghĩa ngày nay là "thi để đỗ Cử-nhân". Trong quyển Hương Khoa Lục, chính Cao Xuân Dục làm Chủ khảo trường Nam-định khoa 1897 mà lại chép nhầm là khoa 1894 (4) vv.

    Phải đợi Trần văn Giáp, Dương Quảng Hàm, Tuyết Huy (Dương Bá Trạc) vv. mới có những bài viết bao quát về Khoa cử từ nhà Lý khai khoa đến nhà Nguyễn bãi Khoa cử, song vì mỗi bài chỉ chừng mấy chục trang nên tuy đầy đủ nhưng lại rất sơ lược.

    - Khuyết điểm của sách tiếng Việt phần nào được bổ sung nhờ những bài tường thuật của người Pháp có nhiều chi tiết mà sách sử ta không chép, chẳng hạn ghi rõ ngày khai khoa, ngày bế mạc, số người dự thi từng khoa, số người đỗ mỗi kỳ, đề mục mỗi khoa vv. Nếu đem phối hợp với những chi tiết của người mình chỉ chú trọng đến tên tuổi, thứ bực người đỗ, thì ta có thể có một cái nhìn toàn diện về Khoa cử cuối thời Nguyễn tương đối khá chính xác. Tuy nhiên, sách của người Pháp cũng không thiếu những chỗ viết sai. Thí dụ Bác sĩ Hocquard kể rằng năm 1884 chính ông đã đến thăm trường thi Hà-nội và thấy tận mắt những mảnh giấy niêm phong phòng thi của các thí sinh còn dính lủng lẳng trên cửa. Ông đã lầm tưởng phòng của các Khảo quan là phòng của sĩ tử. Sự thực sĩ tử trường Hà ngồi lều chứ làm gì có phòng riêng, Khảo quan mới bị "giam" trong phòng suốt thời gian chấm thi để ngừa những chuyện gian lận. Ðiều đáng tiếc là những sai lầm của Hocquard giắt dây, truyền sang những người đi sau ông. P. Doumer đã chứng kiến tới hai khoa thi (1897, 1900) mà cũng viết sai theo ông :"Trong khi chủ ngồi làm văn bài thì đầy tớ nằm khểnh trong phòng, đợi giờ thổi cơm". Rồi đến lượt Ch. Daney chép theo P. Doumer và những người khác lại chép theo Daney vv.

    Như trên đã nói, ngày nay ít người biết Khoa cử là gì mà nếu có muốn tìm một quyển sách viết về Khoa cử tương đối đầy đủ thì lại không có. Khoảng 1997, khi thấy đã có khá nhiều tranh ảnh và tài liệu tôi quyết định sửa lại cuốn sách đã hoàn thành năm 1989, đi sâu vào chi tiết hơn. Lúc đầu tôi tưởng chỉ cần điền thêm những sử liệu đã thu thập được bấy lâu nay là xong. Sự thật, điền thêm thì không khó, nhưng điền xong đọc lại mới thấy lủng củng, rời rạc, giống như cái áo vá. Tôi phải ngồi viết lại từ đầu, song những sách đã đọc từ hơn mười năm trước nay quên gần hết, phải đọc lại !

    Vì có quá nhiều tài liệu, tôi bỏ phần Pháp ngữ. Không ngờ, dù đã thanh lọc bớt tài liệu và bỏ phần Pháp ngữ, tôi vẫn phải san sách thành hai quyển :

    Tập Thượng dành cho thời kỳ "Dùi mài kinh sử" và "Thi Hương"

    Tập Hạ gồm "Thi Hội, Thi Ðình" và "Phụ lục".

    Tập Thượng nay vừa xong và tôi nhận thấy có một điểm khó tránh : Sách chia ra nhiều chương mục nên không khỏi có những điều phải chép đi chép lại. Thí dụ vấn đề canh phòng nghiêm mật liên quan đến các chương viết về thí sinh, về Khảo quan và về trường thi.

    Ngoài ra, mặc dầu tôi đã sửa chữa cả chục lần song chắc chắn sách vẫn còn những lỗi lầm, sơ sót, rất mong độc giả thể tình lượng thứ và chỉ điểm cho.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...