Sách Khoa cử Việt Nam - Tập hạ - Nguyễn Thị Chân Quỳnh

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiếp theo quyển Khoa cử VN tập thượng, thì đây là tập hạ. Nếu bạn muốn có trọn bộ đầy đủ thì xin mời bản tải cả hai bộ này về.

    Đây là bộ sách viết về Khoa cử Việt Nam được đánh giá là chi tiết và xuất sắc nhất cho đến thời điểm bây giờ.

    Chúc bạn thành công

    ---------------

    MỤC LỤC

    Bảng chữ viết tắt



    PHẦN I: THI HỘI

    Chương một : Định kỳ - Phép thi

    I - Thi Hội trước thời Nguyễn

    1- Nhà Lý

    2- Nhà Trần

    3- Nhà Hồ

    4- Nhà Lê

    5- Thời Lê / Mạc (1527-95)

    6- Nhà Lê Trung Hưng(1583-1788)

    II - Thi Hội thời Nguyễn

    III - Trích

    . Thi Hội

    . Những "chứng nhân" thời Hậu Lê

    1- Alexandre de Rhodes (1593-1660)

    2- J.B. Tavernier (1605-1689)

    3- Samuel Baron ( thế kỷ 17)

    . Những nỗi gian truân trên đường đi thi Hội

    . Ðứng trên núi Hoành Sơn nhìn ra bể

    Chương hai : Trường thi

    I - Trường thi trước thời Nguyễn

    1- Nhà Lý

    2- Nhà Trần

    3- Nhà Hồ

    4- Nhà Lê

    5- Thời Lê / Mạc (1527-95)

    6- Nhà Lê Trung Hưng(1583-1788)

    I I - Trường thi thời Nguyễn

    Ảnh :

    1- Bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức (1490)

    2 - Trường thi Nam Định

    3 - Bản đồ thành phố Huế

    4 - Áo triều phục, bổ tử hình chim

    Chương ba : Thí sinh

    I - Luật lệ trước thời Nguyễn

    II - Luật lệ thời Nguyễn

    III - Nộp quyển và văn bắng Cử nhân

    Chương bốn : Khảo quan

    I - Khảo quan thời Hậu Lê

    II - Khảo quan thời Nguyễn

    Chương năm : Đề mục -Văn bài

    I - Trước thời Nguyễn

    II - Thời Nguyễn

    Chương sáu : Chấm thi

    I - Luật lệ thời Hậu Lê

    II - Luật lệ thời Nguyễn

    Ảnh :

    Mặt quyển thi Hội (khoa 1913)

    Rọc phách - Mặt quyển thi Hội - Khoa 1913

    Một quyển thi Hội - Khoa 1913

    Khoa 1913 - Trang cuối quyển thi

    Phu Văn Lâu

    ------------------

    PHẦN I: THI HỘI

    CHƯƠNG MỘT

    THI HỘI : ÐỊNH KỲ - PHÉP THI

    -

    Nguyễn Thị Chân Quỳnh





    Thi Hội trỏ vào kỳ thi dành cho những người đã đỗ Hương cống / Cử-nhân (1), được tổ chức ngay sau năm thi Hương, thường vào những năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, và dài độ một tháng thời nhà Nguyễn. Thời Lê, những năm 1463, 1467, 1652 . chỉ dài một ngày, tức là hôm trước thi Hội, hôm sau thi Ðình.

    Lúc đầu, nước ta chưa phân biệt thi Hội với thi Ðình, chỉ có thi Thái học sinh, tức là thi Ðại khoa, Ðại tỷ cũng có khi gọi là Nam Cung thí (2). Tên thi Hội đến 1396 (thời Hồ Quý Ly) mới có, để phân biệt với thi Ðình / Ðiện thí là kỳ thi dành cho những người đã đỗ Hội thí, với mục đích sắp đặt người đỗ theo thứ bậc cao thấp, cho nên người ta thường coi thi Ðình là kỳ thi cuối của thi Hội, do đó cũng thường gọi thi Hội và thi Ðình với tên chung "Thi Hội".

    Vì thi Hội thường được tổ chức vào mùa Xuân nên còn có tên là Xuân Hội hay Xuân Vi (3), để đối với Thu Vi trỏ thi Hương tổ chức vào mùa thu (Vi là nơi sĩ tử thi). Tuy nhiên, thời Lê cũng có khi thi Hội vào mùa Thu hay mùa Ðông.

    Số người được dự thi Hội, đặc biệt thời nhà Nguyễn, rất ít so với số người thi Hương nên không cần dựng các trường thi ở địa phương như thi Hương. Thi Hội là kỳ thi chung cho sĩ tử cả nước, bao giờ cũng tổ chức ở kinh đô (Thăng-long từ Hậu Lê về trước, Thừa-thiên / Huế thời Nguyễn), học trò ở xa đi thi rất vất vả, đường thủy thì e sóng gió, giông bão, đường bộ phải leo đèo, vượt suối, ngủ rừng . khó nhọc có khi cả tháng mới đến nơi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...