Tiểu Luận khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và so sánh với sự phát tri

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và so sánh với sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới

    I. Mục tiêu nghiên cứu:

    ã Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích được những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và so sánh với sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển TMDDT ở Việt Nam.

    ã Hiểu được cơ sở lý thuyết chung về thương mại điện tử và các vấn đề về thương mại điện tử.

    ã Hiểu được cách thức hoạt động và những yêu cầu cần thiết đối với ứng dụng thương mại điện tử.

    II. Phương pháp nghiên cứu:

    Nghiên cứu định tính:

    - Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, Internet để thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm hiểu rõ hơn về thương mại điện tử và thấy được những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.

    III. Nội dung nghiên cứu:

    1. Tổng quan thương mại điện tử

    1.1 Khái niệm

    Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet.


    1.2 Các phương tiện kỹ thuật của TMĐT

    Các phương tiện điện tử được sử dụng trong thương mại điện tử là:

    1. Máy điện thoại.

    2. Máy fax.

    3. Truyền hình.

    4. Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử (Bao gồm cả mạng giá trị gia tăng);

    5. Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet);

    6. Mạng toàn cầu Internet, Công cụ Internet và Website ngày càng phổ biến, giao dịch thương mại điện tử với nước ngoài hầu như đều qua Internet, các mạng nội bộ và ngoại bộ nay cũng thường sử dụng công nghệ Internet.


    1.3 Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT

    1.3.1 Các hình thức hoạt động:

    a. Thư điện tử (Email)

    Email giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin một cách nhanh nhất và tiết kiệm chi phí.

    Một địa chỉ email tốt:

    ã Ngắn gọn -> dễ nhớ, tránh gõ nhầm, .

    ã Gắn với địa chỉ website và thương hiệu.

    => Để tăng tính đồng nhất giữa địa chỉ website và địa chỉ email-> lấy địa chỉ website làm phần gốc

    b. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) - electronic data interchange

    EDI là việc trao đổi trực tiếp các dữ liệu dưới dạng "có cấu trúc" giữa các máy tính điện tử của các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau, một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người.

    Sự tiện lợi

    ã Chi phí giao dịch thấp

    ã Khả năng đối chiếu chứng từ tự động, hiệu quả, nhanh chóng và chính xác

    ã Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao

    c. Bán hàng qua mạng

    Website bán lẻ là hình thức để trưng bày hình ảnh hàng hoá giao dịch và bán hàng hoá cho người tiêu dùng.

    Kinh doanh những món hàng có giá trị nhỏ và vừa, những mặt hàng tiêu dùng thường ngày, hàng hoá có thể số hoá, dịch vụ, .

    Quy trình mua bán trên một website bán lẻ thường diễn ra như sau:

    ã xem hàng

    ã “Đặt mua”

    ã Sau khi xem và chọn hàng xong->“Giỏ mua hàng”

    ã Thanh toán-> người mua sẽ điền mã số khách hàng (nếu đã đăng ký) hoặc điền các thông tin về địa chỉ nhận hàng và chọn phương thức thanh toán.

    => Là 1 nhà phân phối hàng hoá, không trực tiếp sản xuất, không cần diện tích quá lớn để làm cửa hàng.

    d. Quảng cáo trực tuyến

    Hình thành một website riêng -> đăng hình quảng cáo, trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềm năng .

    e. Thanh toán trực tuyến

    Là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử.

    Được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và thanh toán qua mạng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...