Thạc Sĩ Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học sư phạm th

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào các hoạt
    động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động nhân cách con người được hình thành và phát
    triển. Tùy vào mục đích, nhiệm vụ, vị trí và hoàn cảnh khác nhau mà mỗi cá nhân, trong
    hoạt động của mình sẽ gặp phải những khó khăn nhất định đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực vượt
    qua để hoạt động được diễn ra cũng như đạt được mục đích của mình. Do đó, việc tìm hiểu
    những khó khăn và có biện pháp giảm bớt nó là hết sức cần thiết.
    Đối với con người, học tập là một trong những hình thức hoạt động chính, không thể
    thiếu, nhằm tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử của xã hội loài người đã
    được tích lũy qua nhiều thế hệ.
    Đối với sinh viên ở trường đại học, học tập là một dạng hoạt động cơ bản mà thông
    qua nó người sinh viên “nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề, có
    khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo”
    [4], để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo, có khả năng lao động nghề, nuôi
    sống bản thân, phục vụ xã hội trong tương lai. Do đó, hoạt động học tập cần sự quan tâm
    nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cũng như giảm bớt khó khăn
    nảy sinh trong học tập của sinh viên.
    Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất nói chung, sinh viên năm thứ nhất trường
    đại học Sư phạm nói riêng, phần lớn là học sinh đang thực hiện bước chuyển tiếp từ môi
    trường học tập ở phổ thông sang môi trường học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về
    khối lượng, nội dung tri thức, phương pháp giảng dạy, hình thức học tập, vv. Ngoài ra,
    hầu hết sinh viên đại học xuất thân từ những vùng miền khác nhau, với môi trường hoàn
    cảnh sống, điều kiện kinh tế có nhiều khác biệt so với nhịp sống ở các thành phố lớn, là nơi
    tập trung của đa số các trường đại học. Tất cả những sự khác biệt đó đã gây không ít khó
    khăn tâm lý khiến sinh viên rất dễ chán nản, bỏ bê việc học tập hoặc không theo kịp, không
    đáp ứng được các yêu cầu học tập.
    Vì vậy, việc phát hiện khó khăn tâm lý cụ thể và tìm ra biện pháp khắc phục những
    khó khăn tâm lý này trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là việc làm cần
    thiết, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của họ.
    Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là trường Sư phạm trọng điểm ở
    phía Nam, với số lượng lớn sinh viên tuyển sinh đào tạo hàng năm, vấn đề chất lượng đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu nên việc tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong học tập
    của sinh viên và hỗ trợ họ là điều hết sức cần thiết và cấp bách.
    Trong thời gian qua, các nhà tâm lý học thường tập trung nhiều vào các nghiên cứu
    về sự thích ứng với hoạt động học tập, những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên.
    Vấn đề khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất ít được quan
    tâm nghiên cứu.
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Khó khăn
    tâm lý trong hoạt động học tập của sinh vien năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm
    Thành phố Hồ Chí Minh”

    2. Mục đích nghiên cứu

    Tìm hiểu một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất
    trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
    giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    3.1 Đối tượng nghiên cứu: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm
    thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

    3.2 Khách thể nghiên cứu: 367 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành
    phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:
    - Sinh viên khối Xã hội: 82 SV
    - Sinh viên khối Tự nhiên: 107 SV
    - Sinh viên khối Ngoại ngữ: 92 SV
    - Sinh viên khối Đặc thù: 86 SV

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Đa số sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đều
    gặp phải khó khăn tâm ly trong hoạt động học tập. Nếu có các biện pháp tích cực phù hợp
    tác động hỗ trợ sẽ giúp cho sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM giảm bớt những
    khó khăn tâm lý đó.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: khó khăn tâm lý, hoạt động học tập, hoạt
    động học tập của sinh viên Sư phạm, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
    Sư phạm năm thứ nhất.
    5.2 Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ
    nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như xác định các nguyên nhân
    gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của họ.

    5.3 Đề xuất thử nghiệm biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập
    của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM.

    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    6.1 Về đối tượng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
    của sinh viên năm thứ nhất.
    6.2 Về khách thể nghiên cứu: Chỉ nghiên cưu trên 367 sinh viên năm thứ nhất.
    6.3 Về khu vực nghiên cứu: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
    6.4 Về thời gian: từ tháng 05/2006 đến tháng 07/2007.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:


    Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề
    liên quan như: khó khăn tâm lý, hoạt động học tập của sinh viên Từ đó hệ thống và khái
    quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài.

    7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

    - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
    - Phương pháp thử nghiệm
    - Phương pháp xử lý so liệu bằng toán thống kê.

    8. Đóng góp mới của đề tài

    Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất
    trường ĐHSP TPHCM. Đề tài chỉ ra mức độ khó khăn tâm lý cũng như nguyên nhân của
    nó. Từ đó đề xuất biện pháp giảm bớt những khó khăn tâm lý, giúp các em học tập hiệu quả
    hơn.


     
Đang tải...