Tiến Sĩ Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 6
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình 6
    1.2. Một số vấn đề lý luận về khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình. 27

    Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 62
    2.1. Tổ chức nghiên cứu 62
    2.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận 70
    2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 70
    2.4. Phương pháp xử lý tài liệu 73

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 77
    3.1. Thực trạng bạo lực gia đình của khách thể nghiên cứu 77
    3.2. Thực trạng khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình 83
    3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình 115
    3.4. Một số trường hợp điển hình 128
    3.5. Một số biện pháp tác động tâm lý nhằm khắc phục khó khăn tâm lý cho phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình 135

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143
    1. Kết luận 143
    2. Kiến nghị 144

    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vấn đề có tính chất toàn cầu. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20-50% phụ nữ bị bạo lực về thể chất do bạn tình hoặc thành viên gia đình gây ra[86]. Trước năm 1993, phần lớn các Chính phủ coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân. Hiện nay, thông qua các diễn đàn quốc tế và khu vực cho sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, bạo lực gia đình đã được nhìn nhận như một trở ngại cho sự phát triển và là sự vi phạm không thể chấp nhận được đối với nhân phẩm con người[41].
    Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề bạo lực gia đình. Những năm qua, tình trạng bạo lực gia đình đã diễn ra khá phổ biến ở mọi tầng lớp nhân dân và đã có mặt ở hầu hết các vùng khác nhau trên đất nước. Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam (2010) cho thấy: Tỉ lệ bị bạo lực thể xác do người chồng gây ra cho phụ nữ từng kết hôn chiếm 32%, bạo lực tinh thần là 54% và bạo lực tình dục là 10%[50]. Bạo lực gia đình đã tước đi của người phụ nữ sức khoẻ, tình thương yêu, lòng tự tôn, làm gia đình tan nát. Không chỉ làm kiệt quệ kinh tế gia đình, bạo lực gia đình còn gây thiệt hại cho cộng đồng, xã hội, đất nước ở nhiều mức độ khác nhau. Nó làm giảm khả năng sản xuất của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng, làm suy giảm nguồn lực từ các dịch vụ xã hội, làm giảm khả năng học tập và giáo dục toàn diện, khả năng vận động và sáng tạo của phụ nữ, con cái và cả người gây ra bạo lực.
    Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước ta hiện nay, cùng với việc phát triển kinh tế, cải cách hành chính, giảm nghèo, thực hiện các chính sách về công bằng xã hội, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc giải quyết nạn bạo lực gia đình. Việt Nam đã chứng tỏ cam kết của mình đối với vấn đề chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ thông qua việc phê chuẩn một số Hiệp định quốc tế cơ bản về quyền con người. Những cam kết này đã tạo cơ sở tiền đề cho việc xây dựng các khung pháp lý và chính sách quốc gia nhằm giải quyết bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam. Năm 2006, Luật bình đẳng giới ra đời và tiếp theo là Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua năm 2007. Mặc dù Việt Nam đã thể hiện cam kết cao trong việc xây dựng Luật và các chính sách đối phó với bạo lực gia đình nhưng vẫn tồn tại khoảng trống giữa lý thuyết và thực tế triển khai.
    Xã hội văn minh ngày càng giải phóng người phụ nữ, công nhận quyền của người phụ nữ nhưng trong khá nhiều gia đình, bạo lực với người phụ nữ vẫn chưa chấm dứt. Để xây dựng một nền văn hóa mới, đạo đức mới, công bằng và dân chủ, tự chủ và văn minh thì phải đấu tranh chống lại bạo lực gia đình. Tiếc rằng, phần lớn những phụ nữ bị bạo lực thường không dám đối diện với vấn đề này. Họ vẫn thường dấu kín, e ngại bày tỏ, không dám tìm kiếm sự trợ giúp. Họ cố gắng chịu đựng với mong muốn có được sự bình yên trở lại trong gia đình. Chính vì vậy mà hậu quả của bạo lực thường rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết của người phụ nữ cũng như thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình. Vì vậy, cần thiết phải thay đổi nhận thức và thái độ của xã hội từ quan niệm cho rằng bạo lực gia đình là chuyện riêng tư, chuyện nội bộ trong mỗi nhà sang nhìn nhận bạo lực gia đình là một sự vi phạm quyền con người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân phẩm con người.
    Trong tiến trình chung của công cuộc phòng chống bạo lực gia đình, mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức cần có những nỗ lực trong hoạt động của mình để góp phần cải thiện tình trạng này. Đặc biệt, cần xây dựng một cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam. Thông tin và những dữ liệu từ các ban ngành liên quan có thể tạo nên một cơ sở bằng chứng vững chắc cho việc xây dựng các hoạt động nâng cao nhận thức, vận động chính sách, phát triển chương trình, can thiệp và theo dõi, đánh giá công tác phòng chống bạo lực gia đình.
    Trước đòi hỏi này, nghiên cứu ứng dụng rất có giá trị để giải quyết các vấn đề đang đặt ra cho khoa học và thực tiễn. Thời gian qua, nghiên cứu Xã hội học đã có nhiều đóng góp trong công tác Phòng, chống bạo lực gia đình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng mức độ, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình. Tuy nhiên, để giảm thiểu và chấm dứt hành vi bạo lực, vấn đề cốt lõi là cần phát hiện và chỉ rõ nguyên do của những khó khăn tâm lý mà phụ nữ đang gặp phải. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình ” là rất cần thiết.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Phát hiện những khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình và những yếu tố tác động đến khó khăn tâm lý này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp giúp phụ nữ khắc phục những khó khăn tâm lý đã được xác định.
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Biểu hiện và mức độ khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình.
     
Đang tải...