Luận Văn Khó khăn tâm lý của học sinh đầu lớp 1

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    Lớp 1 có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và

    trong bậc tiểu học nói riêng. Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng đối với

    mỗi HS. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi ở mẫu giáo sang học tập ở

    tiểu học sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, trong đó có những khó khăn về tâm lý. Vì vậy,

    nếu hiểu được những khó khăn tâm lý (KKTL) của trẻ và có biện pháp giúp trẻ khắc phục

    thì trẻ sẽ thích nghi với hoạt động học tập tốt hơn, tiếp thu sự giáo dục được thuận lợi hơn.

    Từ đó giúp trẻ đạt kết quả cao trong hoạt động học tập và phát triển tốt tâm lý cũng như

    nhân cách của trẻ.

    Hiện nay ở nước ta mỗi năm có hơn 1 triệu học sinh (HS) đi học lớp 1 và thu hút được

    sự quan tâm chú ý của các bậc phụ huynh (PH) cũng như của xã hội. Tuy nhiên, áp lực từ

    phía PH, áp lực từ phía nhà trường tới trẻ đi học lớp 1 trên thực tế vẫn đang diễn ra dẫn đến

    những KKTL cho trẻ khi đi học.

    Qua khảo sát thử cũng như quan sát trên HS lớp 1, qua phỏng vấn giáo viên (GV) đã

    và đang trực tiếp dạy lớp 1, chúng tôi nhận thấy, HS khi đi học lớp 1 gặp rất nhiều KKTL

    và những khó khăn này cản trở hoạt động học tập và sinh hoạt của trẻ trong nhà trường.

    Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về HS lớp 1 song, những KKTL

    của trẻ còn ít được nghiên cứu. Bởi vậy, nghiên cứu những KKTL của trẻ đầu lớp 1 là cần

    thiết để giúp các bậc PH, các thầy cô giáo - những người làm công tác giáo dục - nhận thức

    được các KKTL của trẻ khi vào học lớp 1 và có biện pháp thích hợp nhằm khắc phục và

    hạn chế KKTL cho trẻ khi đi học đầu lớp 1.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án phát hiện những KKTL của trẻ đầu lớp 1

    và một số nhân tố dẫn tới những khó khăn đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một

    số biện pháp tác động đến GV và cha mẹ HS nhằm giúp HS khắc phục KKTL và học tập

    tốt.

    3. Đối tượng nghiên cứu

    KKTL của HS đầu lớp 1.

    4. khách thể nghiên cứu

    Khảo sát chính thức được tiến hành trên 547 HS, cùng PH HS và giáo viên chủ nhiệm

    (GVCN) của các em. Bên cạnh đó, để làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, chúng

    tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia tâm lý học và các GV đã và đang trực tiếp dạy

    lớp 1. 34 HS cùng với các bậc PH và 2 GVCN của các em đã tham gia khảo sát thử trước

    khi tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức dành cho các đối tượng tham gia nghiên cứu.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu: tổng quan các công trình nghiên cứu

    của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài; Làm rõ các khái

    niệm: KKTL, HS đầu lớp 1, KKTL của HS đầu lớp 1 .

    5.2. Làm rõ thực trạng các KKTL của trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1, các nhân tố ảnh hưởng

    đến KKTL và mối tương quan giữa chúng.

    5.3. Thực nghiệm tác động sư phạm từ phía GV và gia đình nhằm hạn chế và khắc phục

    KKTL cho trẻ khi đi học lớp 1.

    6. Giả thuyết nghiên cứu

    6.1. Đa số HS đi học đầu lớp 1 gặp KKTL trong học tập và trong sinh hoạt nhà trường ở

    các mức độ khác nhau. KKTL của trẻ đi học đầu lớp 1 thể hiện ở 6 mặt: hành vi thực hiện

    nội qui học tập; hành vi thực hiện nền nếp sinh hoạt và học tập; hành động đọc, viết, làm

    toán; sự tự chủ khi chuyển trạng thái từ học sang chơi và ngược lại; thái độ đối với học tập

    2

    và sự thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp với bạn, trong đó khó khăn lớn nhất mà trẻ

    gặp phải là sự thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp với bạn.

    6.2. Các nhân tố sự phát triển trí tuệ, tâm thế sẵn sàng đi học của trẻ, sự chuẩn bị của gia

    đình cho trẻ vào lớp 1, ứng xử của bố mẹ đối với con và quan hệ của GV với HS có tác

    động đến KKTL của HS đầu lớp 1, trong đó ứng xử của bố mẹ với con và quan hệ của GV

    với HS có tác động nhiều đến việc HS có những KKTL nhất định trong học tập và sinh hoạt

    nhà trường.

    6.3. Tăng cường giao tiếp tích cực của GV với HS đầu lớp 1 và ứng xử tích cực của bố mẹ

    đối với con lứa tuổi này là những biện pháp giúp HS hạn chế và khắc phục được KKTL

    trong hoạt động học tập và sinh hoạt nhà trường của HS.

    7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu:

    Trong luận án này, chúng tôi chỉ nghiên cứu những KKTL trong học tập và trong sinh

    hoạt của HS đầu lớp 1 (thời gian từ ngày khai giảng đến 15/11/2007). KKTL được nghiên

    cứu trên 6 mặt: hành vi thực hiện nội qui học tập; hành vi thực hiện nền nếp sinh hoạt và

    học tập; hành động đọc, viết, làm toán; sự tự chủ khi chuyển trạng thái từ học sang chơi và

    ngược lại; thái độ đối với học tập và sự thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp với bạn.

    Một số nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến những KKTL: trí tuệ của HS,

    tâm thế sẵn sàng đi học của trẻ, quan hệ giữa GV và HS, sự chuẩn bị của gia đình cho trẻ

    vào lớp 1, ứng xử của cha mẹ với trẻ.

    7.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:

    Nghiên cứu này được tiến hành ở 8 trường tiểu học tại 4 địa điểm: Hà Nội, Hà Tây

    (cũ), Cà Mau và Trà Vinh.

    8. Phương pháp nghiên cứu

    8.1. Những nguyên tắc phương pháp luận:

    Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản

    của tâm lý học sau đây:

    8.1.1. Nguyên tắc hoạt động: KKTL của trẻ đầu lớp 1 được nghiên cứu thông qua hoạt

    động thực tiễn của trẻ - hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp.

    8.1.2. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: KKTL của HS đầu lớp 1 được xem xét trong mối

    quan hệ về nhiều mặt: mối tương quan của những KKTL với một số nhân tố chủ quan và

    một số nhân tố khách quan .

    8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: nghiên cứu tài liệu, chuyên gia, điều tra bằng

    bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung, thực nghiệm tác động,

    thống kê toán học.

    9. những đóng góp mới của luận án

    9.1. Đóng góp về mặt lý luận:

    Luận án đã xây dựng được các khái niệm công cụ của đề tài như "khó khăn tâm lý",

    "khó khăn tâm lý của HS đầu lớp 1". Xác định được về mặt lý luận các nhân tố tác động

    đến KKTL của HS đầu lớp 1: trí tuệ của HS, tâm thế sẵn sàng đi học của trẻ, quan hệ giữa

    GV và HS, sự chuẩn bị của gia đình cho trẻ vào lớp 1, ứng xử của cha mẹ với trẻ. Chỉ ra

    được mối tương quan giữa những KKTL và các nhân tố tác động đến những khó khăn này

    của HS đầu lớp 1 trong hoạt động học tập và trong sinh hoạt.

    9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn:

    - Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy hầu hết HS khi đi học đầu lớp 1 đều gặp

    KKTL ở các mức độ khác nhau.

    - KKTL của HS lứa tuổi này là khá đa dạng. Những KKTL mà các em thường gặp

    3

    phải khi bắt đầu tham gia vào quá trình học tập chủ yếu ở 6 mặt sau: hành vi thực hiện nội

    qui học tập; hành vi thực hiện nền nếp sinh hoạt và học tập; hành động đọc, viết, làm toán;

    sự tự chủ khi chuyển trạng thái từ học sang chơi và ngược lại; thái độ đối với học tập và sự

    thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp với bạn. Trong 6 mặt này HS hay gặp nhất là

    những khó khăn liên quan đến sự thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp với bạn.

    - Luận án đã chỉ ra các nhân tố chủ quan và khách quan như: trí tuệ của HS, tâm thế

    sẵn sàng đi học của trẻ, quan hệ giữa GV và HS, sự chuẩn bị của gia đình cho trẻ vào lớp 1,

    ứng xử của cha mẹ với trẻ đều là những nhân tố có ảnh hưởng đến KKTL cho trẻ đi học lớp

    1, trong đó ứng xử của bố mẹ với con và giao tiếp của GV có ảnh hưởng nhiều nhất.

    - Kết quả thực nghiệm đã khẳng định biện pháp sư phạm: tăng cường ứng xử tích cực

    của bố mẹ đối với con và giao tiếp tích cực của GV đối với HS đầu lớp 1 có tác dụng tốt để

    hạn chế và khắc phục một số KKTL trong học tập và sinh hoạt ở trường của các em ở lứa

    tuổi này.

    3. cấu trúc luận án

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, danh mục các công trình

    đã công bố và phụ lục, luận án gồm 3 chương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...