Luận Văn Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - thực tiễn tại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang

    1. Lý do chọn đề tài .1


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3


    5. Kết cấu của đề tài 4


    CHƯƠNG 1


    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỔ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ 5


    1.1 Khái niệm và đặc điểm của khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 5


    1.1.1 Khái niệm .5


    1.1.2 Đặc điểm: .8


    1.2 Lịch sử phát triển của khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .10


    1.2.1 Giai đoạn trước năm 1993 .10


    1.2.2 Giai đoạn Luật đất đai năm 1993 12


    1.2.3 Giai đoạn Luật đất đai năm 2003 14


    1.3 Những nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 15


    1.4 Vai trò quyền khiếu nại của công dân trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 18


    1.5 Mối quan hệ giữa khiếu nại và khiếu kiện trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .19


    1.5.1 Mối quan hệ 19


    1.5.2 Phân biệt khiếu nại với khiếu kiện 20


    CHƯƠNG 2


    QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ .23


    2.1 Quy định của pháp luật về thu hồi đất .23

    2.1.1 Các trường hợp thu hồi đất và thẩm quyền thu hồi đất 23


    2.1.2 Trình tự thủ tục thu hồi đất 28


    2.2 Quy định về bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư .31


    2.2.1 Quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất .31


    2.2.2 Quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 34


    2.2.3 Quy định về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .35


    2.3 Quy định về khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 37


    2.3.1 Chủ thể khiếu nại 37


    2.3.2 Đối tượng của hoạt động khiếu nại 37


    2.3.3 Quy định về thời hiệu khiếu nại 39


    2.4 Quy định về giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái


    định cư 41


    2.4.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại 41


    2.4.2 Trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại .43


    CHƯƠNG 3


    THỰC TIỄN KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG THU HỒI ĐẮT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI TỈNH HẬU GIANG. NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 53


    3.1 SƠ lược tình hình khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong phạm vi cả nước 53


    3.1.1 Sơ lược chung tình hình khiếu nại .53


    3.1.2 Tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .54


    3.2 Thực tiễn tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Hậu Giang 56


    3.2.1 Sơ lược tỉnh Hậu Giang 56


    3.2.2 Tình hình khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Hậu Giang 57


    3.2.3 Tình hình giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Hậu Giang 59

    3.2.4 Thực tiễn giải pháp trong giải quyết khiếu nại về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Hậu Giang 60


    3.3 Kết quả điều tra thực tế về khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Hậu Giang 66


    3.3.1 Cách phản ứng của người dân trước những quyết định, hành vi trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà họ cho là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình 68


    3.3.2 Vấn đề quan tâm nhất khi khiếu nại về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 69


    3.3.3 Hiểu biết của người dân về quyền khiếu nại 70


    3.3.4 Cách tuyên truyền pháp luật đạt hiệu quả nhất trong thời gian qua 73


    3.3.5 Mức độ hài lòng của người dân về công tác giải quyết khiếu nại hiện nay của tỉnh Hậu Giang 74


    3.4 Nguyên nhân và hướng hoàn thiện về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 75


    3.4.1 Nguyên nhân .75


    3.4.2 Hướng hoàn thiện .78


    KẾT LUẬN .84

    1. Lý do chọn đề tài


    Đất đai là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống; trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước thì việc Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế là một điều tất yếu. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế của nước ta đã chính thức hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, do đó áp lực cho công tác giải phóng mặt bằng là rất lớn. Việc Nhà nước thu hồi đất dẫn đến những tác động lớn cho đời sống của người dân, vì vậy để bảo vệ quyền lợi cho người dân đồng thời phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ trong công tác quản lý nhà nước thì điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định người dân có quyền khiếu nại về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và bất cứ cá nhân nào; cụ thể hóa quy định trên tại điều 138 Luật đất đai năm 2003 quy định người dân có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai, trong đó bao hàm quyền khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Do tính chất phức tạp và mức độ ảnh hưởng lớn nên khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số vụ khiếu nại, điển hình theo một báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong những năm gần đây thì mỗi năm bình quân Bộ tiếp nhận 10.000 lượt đơn khiếu nại về đất đai, trong đó khiếu nại liên quan đến thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án là 98,9% tổng lượng đơn thư1. Bên cạnh đó, các vụ khiếu nại đông người, phức tạp trên địa bàn các tỉnh, thành hầu hết đều phát sinh trong công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đơn cử như trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong năm năm (2005-2009) đã phát sinh 54 vụ khiếu nại đông người, trong đó nguyên nhân từ việc đền bù, hỗ ừợ khi Nhà nước thu hồi đất là 53 vụ2. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã luôn được thay đổi nhằm phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người dân và cải thiện tình hình khiếu nại trong lĩnh vực này, điển hình là sự ra đời của Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày 13/8/2009, có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Thiết nghĩ, bên cạnh việc thay đổi những chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực này cũng nên có những thay đổi để góp phần cải thiện tình hình khiếu nại; nhưng không như vậy, khung pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến nay vẫn chưa có sự chuyển biến nào, Luật đất đai năm 2003, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã sửa đổi, bổ sung năm 2006, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP đều cỏ những quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng những quy định ấy vẫn chưa có sự thống nhất chung, còn chồng chéo và mâu thuẫn nhau như: quy định về thời hiệu, thẩm quyền thụ lý, . Đây cũng là nguyên nhân làm cho tình hình khiếu nại trong thời gian qua diễn biến phức tạp, làm phát sinh khiếu nại vượt cấp, khiếu nại đông người. Trước tình hình khiếu nại diễn biến phức tạp như hiện nay, khung pháp lý chưa chặt chẽ đòi hỏi việc vận dụng pháp luật tại các địa phương cần phải linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế thì mới mang lại những kết quả khả quan cho tình hình khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Hậu Giang là tỉnh điển hình cho vấn đề này. Trong năm 2009, số vụ khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh đã giảm 1,63 lần so với năm 20083; số vụ khiếu nại có tính chất phức tạp giảm, các đoàn khiếu nại đông người đều giải quyết tốt ở cơ sở, không phát sinh đoàn khiếu nại đông người đến các cơ quan ở Trung ương. Nhận thấy rằng khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một vấn đề phức tạp nhưng Hậu Giang đã giải quyết tốt vấn đề này trong khuôn khổ pháp luật về nó vẫn chưa có sự thống nhất chung nên người viết đã chọn tinh Hậu Giang để nghiên cứu thực tiễn đề tài; thông qua nghiên cứu thực tiễn để chứng minh cho kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài, phân tích và kiến nghị nhân rộng những giải pháp đạt hiệu quả cao trong công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh.


    Vì những lẽ trên người viết chọn đề tài “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang” lảm đề tài nghiên cứu của mình.


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


    Trọng tâm của đề tài được người viết xác định là những quy định của pháp luật về khiếu nại và quy trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định hiện hành tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Qua phân tích những quy định trên người viết so sánh với những quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo, phân tích những quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; từ đó chỉ ra những mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của pháp luật hiện hành. Tìm hiểu những nguyên nhân chính phát sinh khiếu nại trong chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phân tích những điểm mới trong Nghị định 69/2009/NĐ-CP để tìm ra giải pháp nhằm giải quyết triệt để những nguyên nhân phát sinh khiếu nại. Song song đó, người viết còn tìm hiểu giải pháp thực tế của tỉnh Hậu Giang về công tác giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua. Từ những nghiên cứu trên góp phần hoàn thiện pháp luật, nhân rộng những giải pháp hiệu quả trong giải quyết khiếu nại nhằm ổn định trật tự xã hội, đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng để phát triển kinh tế xã hội.


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất và quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi. Thu hồi đất được đề cập đến là trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Đồng thời người viết phân tích nguyên nhân phát sinh khiếu nại trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như: giá đất bồi thường, những vấn đề về tái định cư, trình tự, thủ tục thu hồi đất. Trong phạm vi nghiên cứu pháp luật về khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì người viết chỉ nghiên cứu, so sánh với Luật khiếu nại, tố cáo những quy định nào mà hiện nay còn chồng chéo, chưa thống nhất.


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài


    Nhằm hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất người viết đã vận dụng một vài phương pháp nghiên cứu để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như:


    - Phương pháp tổng hợp, phân tích nghiên cứu lý luận trên tài liệu sách vở liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.


    - Phương pháp phân tích luật viết để phân tích những quy định của pháp luật hiện hành.


    - Phương pháp đối chiếu, so sánh những quy định của pháp luật về cùng một vấn đề, so sánh giữa lý luận và thực tiễn.


    Bên cạnh đó người viết còn sử dụng một số phương pháp thực tế như:


    - Phương pháp sưu tầm, thống kê, tổng hợp số liệu thực tế của cả nước và trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

    - Phương pháp phỏng vấn và xử lý các ý kiến phỏng vấn về cuộc điều tra “Mức độ hiểu biết về quyền khiếu nại của người dân khi Nhà nước thu hồi đất, đền bù thiệt hại” trên 100 phiếu tại tỉnh Hậu Giang.


    5. Kết cấu của đề tài


    Trong bài luận văn này ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì kết cấu gồm ba chương:


    Chương 1: Người viết tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể qua các nội dung sau: khái niệm, đặc điểm, lịch sử phát triển .


    Chương 2: Nghiên cứu quy định của pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Qua đó, phân tích, so sánh những quy định hiện hành nhằm hoàn thiện pháp luật.


    Chương 3: Với nội dung nghiên cứu thực tiễn khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Hậu Giang. Nguyên nhân và hướng hoàn thiện. Nghiên cứu thực tiễn nhằm minh họa sinh động cho phần lý luận của đề tài, đồng thời tìm ra những giải pháp hiệu quả trong thực tiễn để cải thiện tình hình khiếu nại trong thời gian tới.


    Do có phần hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp tận tình của quý Thầy, Cô và các bạn để người viết bổ sung thêm kiến thức và bài luận vãn được hoàn chỉnh hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...