Tài liệu Khiếu nại liên quan đến nghĩa vụ tài chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tờ phiếu lấy ý kiến của khu dân cư có thể chứng minh cho Tờ mua bán năm 1976 được không?
    Tờ phiếu lấy ý kiến của khu dân cư có thể chứng minh cho Tờ mua bán năm 1976. Theo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 06/2007/TT – BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của chính phủ qui định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai:
    I. Việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định quy định tại khoản 4 Điều 3 Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích sử dụng đất hiện tại như sau:
    1. Khi thực hiện công việc thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt trong quá trình xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi là Giấy chứng nhận) theo quy định tại khoản 2 Điều 135 và khoản 2 Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai (gọi là Nghị định số 181/2004/NĐ-CP), Ủy ban nhân dân cấp xã phải lấy ý kiến của khu dân cư gồm những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện tại của thửa đất. Ý kiến của khu dân cư được lập thành văn bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và phải được công bố công khai cùng với danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
    2. Sau khi kết thúc việc công khai theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét các ý kiến đóng góp về nguồn gốc và thời điểm bắt đầu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất hiện tại để ghi xác nhận vào đơn xin cấp Giấy chứng nhận gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng với Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư và các giấy tờ theo quy định tại Điều 135 và Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
    Theo đề bài: Ngày 30.11.2010 UBND huyện Từ Liêm ra thông báo số 1720/TB UBND về việc lấy ý kiến khu dân cư. Ngày 04.12.2010, UBND xã Đông Ngạc công bố kết quả phiếu lấy ý kiến nhân dân. Theo ý kiến của khu dân cư, đất của gia đình ông Phạm Văn Định và ông Phạm Văn Hòa là do bà Trần Thị Bàn(nhận chuyển nhượng từ bà Lê Thị Thục) để lại, là đất thổ cư, được sử dụng từ năm 1976, không có tranh chấp; ngày 3.3.2011, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Từ Liêm có biên bản kiểm tra hiện trạng đất của gia đình ông Phạm Văn Định và Phạm Văn Hòa. Theo đó đất sử dụng ổn định trước năm 1980, không có tranh chấp, đã xây dựng các công trình trên thửa đất, có tường bao vây quanh. Từ đó ta có thể thừa nhận đất của gia đình ông Phạm Văn Định và ông Phạm Văn Hòa là đất sử dụng ổn định. Nên tờ phiếu lấy ý kiến của khu dân cư có thể chứng minh cho Tờ mua bán năm 1976 được.
    2. Trả lời của Phòng tài nguyên và môi trường số 177/TN&MT ngày 24/9/2010 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Từ Liêm có đúng không?
    Trả lời của Phòng Tài nguyên và Môi trường số 177/TN&MT ngày 24/9/2010 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Từ Liêm là sai. Vào ngày 1.10.1976, bà Lê Thị Thục kí giấy tờ chuyển nhượng vườn ao, hoa màu cho bà Trần Thị Bàn (mẹ ông Phạm Văn Định) và đã có xác nhận của UBND xã. Mà theo điểm b khoản 1 Điều 127 Luật lao động năm 2003 quy định về trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Vì thế, giấy tờ chuyển nhượng đất mà bà Lê Thị Thục đã kí với bà Trần Thị Bàn là giấy tờ hoàn toàn hợp pháp và có hiệu lực.
    Mặt khác, theo như quyết định số 4369/QĐUB về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu dân cư nông thôn cho 94 trường hợp đang sử dụng đất tại xã Đông Ngạc, đất của ông Phạm Văn Định (do bà Trần Thị Bàn để lại) thuộc trường hợp sử dụng đất ổn định trước ngày 15.10.1993; đất không có giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 5 QĐ 23/2005/QĐUB ngày 18.02.2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch. Vì vậy, mảnh đất đó đương nhiên thuộc quyền sở hữu của ông Phạm Văn Định mà cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất đó; đồng thời, ông Phạm Văn Định sẽ phải thực hiện nghĩa vụ hành chính của mình là nộp phí trước bạ, phí địa chính trong thời gian sử dụng đất trước đó.
    Chính vì thế, nếu phòng Tài nguyên và môi trường huyện Từ Liêm kết luận mảnh đất của ông Phạm Văn Định không đủ cơ sở chứng minh nguồn gốc đất sử dụng trước ngày 18.12.1990 chưa đủ cơ sở kết luận loại đất , diện tích, thời điểm sử dụng đất là hoàn toàn không có cơ sở, dẫn đến những thắc mắc cho người dân mà cụ thể ở đây là ông Phạm Văn Định.
    3. Gia đình có phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
    Gia đình không phải nộp tiền sử dụng đất:
    Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 50 Luật đất đai 2003: “Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân xã phường thì trấn xác nhận là sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993” thì không phải nộp tiền sử dụng đất khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    Đồng thời: theo nghị định 198/2004/NĐ CP thì ở khoản 3 điều 4 có quy định “ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 87 Luật Đất đai 2003 và được quy định tại Điều 45 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai” sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất.
    Đối chiếu với trường hợp của ông Định và ông Hòa thì ta có thể thấy là: diện tích đất mà hai ông đang sử dụng là đất vườn ao( quy định tại điều 87 Luật đất đai), có giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất( giấy tờ chuyển nhượng được kí giữa bàn Bàn và bà Thục được kí năm 1976) và đã được UBND xã Đông Ngạc xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
    Như vậy thì gia đình ông sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất.
    4. Số m2 phải đóng tiền sử dụng đất, kể cả số đã bán(đã lấy sổ) có đúng không?
    Việc xác định số m2 mà UBND huyện Từ Liêm yêu cầu gia đình phải nộp tiền sử dụng đất là không đúng.
    Trường hợp của ông Định và ông Hòa thuộc khoản 2,điều 50 Luật đất đai:
    “ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”
    Hơn nữa, ta có thể thấy những việc sử dụng đất của ông Hòa và ông Định có các điều kiện
    + Diện tích đất mà các ông đang sử dụng là đất vườn ao có một trong các loại giấy tờ được quy định trong khoản 1 điều 50 của quy định trên: giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và trên giấy tờ cũng có ghi diện tích đất ở là 360m2.
    + Giấy tờ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Bàn và bà Thục được kí từ năm 1976 nhưng đến năm 1987 vẫn chưa có tên bà Bàn trong bản trích lục bản đồ địa chính mà phải đến năm 1994 thì mới có tên bà Bàn trong trích lục bản đồ địa chính: như vậy thì nghĩa là thủ tục về chuyển quyền sử dụng đất giữa bà Thục và bà Bàn vẫn chưa được hoàn thành.
    + Đất sử dụng lâu dài, không có tranh chấp được UBND xã xác nhận, có phiếu lấy ý kiến nhân dân xã Đông Ngạc,( 04.12.2010, UBND xã Đông Ngạc công bố kết quả phiếu lấy ý kiến nhân dân. Theo ý kiến của khu dân cư, đất của gia đình ông Định và ông Hòa là do bà Bàn(nhận chuyển nhượng từ bà Thục) để lại, là đất thổ cư, được sử dụng từ năm 1976, không có tranh chấp. )

    Như vậy,ông Định sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất dù đối với đất đã có số hay chưa có sổ.
    Do đó, mà việc xác định số m2 đất phải đóng tiền,kể cả số đã bán(đã lấy sổ) theo quyết định của UBND xã là sai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...