Tiểu Luận Khiếu kiện quyết định buộc thôi việc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, nó là phương tiện để công dân sử dụng bảo vệ lợi ích của mình, của Nhà nước. Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 2 tháng 12 năm 1998 đã cụ thể hoá quyền cơ bản đó, đồng thời thể hiện rõ quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
    Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
    Sau hơn 5 năm thực hiện, Luật khiếu nại, tố cáo đến nay đã đi vào đời sống kinh tế, xã hội, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều tiến bộ, những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương được giải quyết theo trình tự, thủ tục, thời gian luật định góp phần thiết lập kỷ cương. Đồng thời bên cạnh đó đã xuất hiện những quy định không còn phù hợp với thực tiễn cần phải bổ sung, sửa đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tế, những vấn đề quy định chưa rõ ràng cần phải có sự điều chỉnh để công tác giải quyết tổng hợp, tổng kết tình hình khiếu nại của công dân được đầy đủ chính xác và kịp thời. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng những vụ việc khiếu kiện kéo dài, những vụ việc dồn từ cơ quan cấp dưới lên cơ quan cấp trên không hề giảm, gây ra tình trạng quá tải trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước nhất là đối với các cơ quan Trung ương.
    Các vụ án sau khi đã có Quyết định giải quyết lần đầu thì số vụ tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp trên rất cao, nó có nguyên nhân của nó: Thứ nhất, quyết định của cấp dưới đã bị khiếu nại nhưng vẫn được giao thụ lý giải quyết, do đó vẫn mang tính chủ quan của người ra quyết định, thường là nội dung vẫn như cũ làm phát sinh khiếu kiện. Thứ hai, về mặt tâm lý của người khiếu kiện, khi vụ việc được giao cho người đã có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, thì khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà kết quả không được như ý muốn thì người khiếu nại vẫn nghi ngờ, tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp trên. Thứ ba, ngưòi khiếu nại vì nôn nóng muốn giải quyết nhanh vụ việc mà cùng lúc lại gửi đơn thư đến nhiều cấp, nhiều ngành. Chính vì vậy việc nâng cao vai trò giải quyết của toà án hành chính trong các vụ khiếu nại, tố cáo là rất quan trọng. Có như vậy mới tránh được việc đơn thư gửi nhiều lần, trùng lặp về nội dung, các phán quyết của toà án cũng đảm bảo tính pháp lý, tránh được tình trạng đơn thư giải quyết kéo dài. vượt cấp.
    Vụ án hành chính "Khiếu kiện quyết định buộc thôi việc" sau đây đã phần nào nói lên thực trạng việc khiếu nại, tố cáo ở các địa phương cũng như ở Trung ương nước ta hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...