Luận Văn Khía cạnh pháp lý trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Khía cạnh pháp lý trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

    MỤC LỤC
    Nhận xét .Trang 2


    Lời nói đầu 3


    Mục lục .4


    Chương 1 : Khái quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .5


    1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì .5


    1.2 Cơ sở pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .8


    1.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế . 13 Chương 2 : Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .21


    2.1 Đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán quốc tế .21


    2.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng 27


    2.3 Giải thích hợp đồng .50


    2.4 Điều chỉnh nội dung của hợp đồng 53


    Chương 3 : Khuyến nghị để hạn chế rủi ro khi giao kết hợp đồng mua bán hàng


    hóa quốc tế 56


    3.1 Khuyến nghị cho các doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 56


    3.2 Khuyến nghị về công tác lập pháp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 67


    3.3 Luật sư , giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế 70


    Kết luận .72


    Tài liệu tham khảo .73

    LỜI NÓI ĐẦU


    Bill Gates, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Microsoft, đã đặt câu hỏi: “Theo các bạn, đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay?”. Một ứng viên đã trả lời: “Đó là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi ngờ sự nghiêm túc trong câu trả lời của ứng viên này, chỉ duy nhất Bill Gates là không nghĩ như vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm tối đa .


    Thật vậy , trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh chấp kinh doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Nhiều công ty, tập đoàn lớn trên toàn thế giới đã tổ chức bộ phận pháp lý riêng để xem xét, đánh giá và tư vấn cho mình trước khi ký kết các hợp đồng. Nhiều chuyên gia kinh tế từng đặt câu hỏi: Đâu là yếu tố quan trọng nhất của một thương vụ lảm ăn? Phần lớn câu trả lời nhận được là: tính chặt chẽ và hình thức của hợp đồng.


    Quay về với Việt Nam, hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và gia nhập tổ chức thương mại quốc tế ( WTO ) nên việc giao lưu, hợp tác thương mại quốc là điều tất yếu . Trong hoạt đông thương mại thì mua bán hàng hóa chiếm một tỉ trọng rất lớn (khối lượng thương mại hàng hóa của chỉ các nước thành viên WTO là 6000 tỷ USD -1996 ) . Để thiết lập một quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế thì các bên phải xác lập bằng một hợp đồng . Có thể nói trong quan hệ mua bán quốc tế thì việc kí kết hợp đồng rất quan trọng vì nó chi phối tất cả các quá trình còn lại đặc biệt là thực hiện hợp đồng . Các doanh nghiệp Việt Nam có được sự chủ động trong việc kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay không còn phụ thuộc vào sự hiểu biết và nắm bắt các quy định của pháp luật của thương mại quốc tế và những tập quán quốc tế của từng doanh nghiệp . Thực tế cho thấy các doanh nghiệp chúng ta hiểu biết về những vấn đề này còn hạn chế . Trong tập bài viết này , người viết phân tích một số khía cạnh pháp lý trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và đưa ra một số kiến nghị để chỉ rõ bất lợi của thương nhân Việt Nam khi kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hướng khắc phục .


    Do nội dung đề tài rất rộng nên người viết chỉ phân tích , nghiên cứu dựa trên những hợp đồng phổ biến , thường gặp .


    Người viết chủ yếu dựa trên một số tài liệu của các học giả , giáo trình của các trường Đại học , và đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của các sinh viên . Trên cơ sở đó phân tích , thẩm định, đánh giá và nêu ra quan điểm của cá nhân .


    Cấu trúc đề tài gồm ba phần :


    Chương 1 : khái quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .


    Chương 2 : pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc .


    Chương 3 : khuyến nghị để hạn chế rủi ro khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .


    Do kiến thức còn hạn chế và dưới góc nhìn còn thiển cận , tài liệu nghiên cứu còn quá ít nên đề tài còn thiếu sót nhiều xin độc giả thông cảm và góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...