Tiểu Luận Khi về già bạn sẽ sống với ai ?

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lớp môn học : xã hội học gia đình.
    BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
    Đề bài : Khi về già bạn sẽ sống với ai ?
    Bài làm .
    Trong những năm gần đây, cuộc sống dần được thay đổi dần , chất lượng cuộc sống được tăng cao . Bên cạnh đó thì các giá trị truyền thống của gia đình cũng có nhiều sự chuyển biến theo nhiều chiều hướng khác nhau. Bởi vì điều đó mà trong dư luận xã hội ngày nay đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề “ khi về già , bạn sẽ sống với ai ?”.
    Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì chúng ta phải hiểu được các khái niệm gia đình, gia đình truyền thống, gia đình hiện đại là như thế nào ?
    Gia đình là một sản phẩm của lịch sử nên nó tất yếu bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một xã hội và một thời đại lịch sử nhất định đã sản sinh ra nó. Gia đình là tấm gương phản chiếu nên văn hóa, kinh tế, phong tục, tập quán, tâm lý tình cảm , quan niệm triết lý, lối sống cộng đồng, dân tộc.
    Hay theo cách hiểu vô cùng đơn giản đó là : gia đình là tế bào của xã hội.
    Gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồn tại ở địa bàn nông thôn. Cố nhiên, điều này không có nghĩa ở các đô thị không có sự tồn tại của các gia đình như gia đình truyền thống. vấn đề này tác giả Đỗ Thái Đồng có viết: “ Gia đình truyền thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông nghiệp Á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh. Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền”.
    Gia đình hiện đại hay còn được biết đến với một tên gọi khác nữa là gia đình hạt nhân, gia đình hạt nhân là gia đình gồm có hai thế hệ sống với nhau , đôi khi gia đình hạt nhân chỉ có vợ và chồng. Loại gia đình này lúc đầu mới hình thành ở Việt Nam thì chỉ có ở các thành phố nhưng tromng những năm gần đây thì nó còn xuất hiện ở các vùng nông thôn.
    Gia đình chính là nơi các thành viên trong gia đình được thể hiện tình cảm với nhau , chăm sóc nhau và đó là nơi nương tựa khi chúng ta quay về. Nhưng trong thời gian gần đây thì gia đình không còn là nơi quy tụ tất cả các thành viên trong gia đình nữa .
    Theo tình hình hiện nay vấn đề “ khi về già bạn sẽ sống với ai ?” thì đã có hai ý kiến trái chiều nhau được đưa ra đó là : ý kiến thứ nhất đó là sống cùng con cái của mình và ý kiến thứ hai đó là sống riêng mà không sống cùng con cháu của mình.
    Với ý kiến chọn lựa việc sống cùng con cái đã quá quen với mỗi người và nhất là người dân Việt Nam, điều này là quá quen thuộc nên chúng ta sẽ không đi tìm hiểu sau vào nó nữa. Vậy vì lý do gì mà con người mới trong xã hội này đã và đang lựa chọn cho mình ý kiến khi về già họ sẽ lựa chọn sống riêng mà không sống cùng với con cái ?.
    Như chúng ta đã biết thì trong thời gian gần đây, xã hội đã phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa nên nhu cầu sống của mỗi người cũng đã có sự thay đổi hơn so với thời gian trước rất nhiều. Đặc biệt là sự lựa chọn cho tương lai của mình, sự lựa chọn cách sống và phần an bài cuộc sống của mình sau này .
    Như một nhà xã hội học đã từng nhận xét rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, toan tính thiệt hơn , theo đuổi mục đích cá nhân và thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân mình. Mọi mối tương tác giữa người và người đều dựa trên cơ sở cho và nhận tức là trao đổi những thứ ngang giá nhau.
    Bởi vậy nhu cầu của những người lớn tuổi khi muốn sống riêng cũng là một những nhu cầu bình thường và cần có ở họ. Tuy nhu cầu này không phải là lớn lao nhưng nó cũng là một tronbg những tiêu chuẩn để đánh giá một số sự việc. Nhưng trước hết việc ở riêng là nhu cầu là ý muốn của họ.
    Có lẽ khi ở riêng họ sẽ phải chi phí nhiều hơn , tự chăm sóc bản thân mình , buồn tẻ nhưng cái mà họ nhận được đó là sự thoải mái về không gian và thời gian và đặc biệt đó là sự thoải mái về tinh thần của mình.
    Trong quá trình lựa chọn hành động, con người sẽ có những hành động mà người đó nhận thức đầy đủ về nó nhất. Khi ngươid đó tính toán hiệu quả của hành động. Con người hành động có phần thưởng tối đa và chi phí tối thiểu để đáp ứng một nhu cầu nào của họ. Con người sẽ tìm cái lợi ích nhất đối với họ để hành động.
    Như vậy việc lựa chọn của con người sống riêng không sống cùng con cháu khi về già cũng là một biểu hiện cho sự cân nhắc, toan tính thiệt hơn, theo đuổi những mục đích cá nhân của mình để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân của chính bản thân họ. Sở dĩ nói như vậy là vì gần đây các giá trị truyền thống của gia đình đã thay đổi nhiều từ giá trị của người phụ nữ, sự phân công lao động trong gia đình, con cái và giờ đây chính là sự lựa chọn của người cao tuổi.
    Nếu như trong truyền thống, khi hỏi một người cao tuổi nào đó “ khi về già bạn sẽ sống với ai ?” thì tôi xin chắc rằng câu trả lời mà chúng ta nhận được đó là “ tôi muốn sống cùng con cháu và gia đình của mình “ . Vâng đó là đại đa số ý kiến của mọi người, không chỉ là người cao tuổi mà là của tất cả mọi người trong xã hội này. Theo họ thì việc lựa chọn sống cùng con cái là một lý do vô cùng đơn giản , sống cùng con cái là nơi mà họ dựa vào để an hưởng tuổi già, lúc đó sẽ là cơ hội cho con cháu báo hiếu cho cha mẹ đã nuôi dưỡng mình. Tuy nhiên khi quyết định sống cùng con cái cũng có nhiều vấn đề đặt ra với họ đó là sẽ sống cùng với đứa con nào của mình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...