Báo Cáo Khí Tượng Nông Nghiệp

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 12/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu :
    Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á và là nơi chuyển tiếp giữa đại lục châu Á và 2 đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khí hậu Việt Nam là khí hậu Nhiệt đới gió mùa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
    Vùng Bắc Trung Bộ là vùng đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóng do gió foehn gây nên. Mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ư 60), gió này gọi là gió foehn.
    Thời tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43oC, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.
    Trước thực tiến đặt ra đó mà tôi đã thực hiện đề tài “Tác hại của Gió Lào( Gió phơn Tây Nam) đến hoạt động sản xuất của người dân khu vực Bắc Trung Bộ-Việt Nam”, từ đó làm cơ sở để đề ra các biện pháp hiệu quả trong công tác phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của nó gây ra.
     Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết:
    Phương pháp được sử dụng để hệ thống lại các kiến thức lý thuyết, ảnh hưởng của Gió Lào. Quá trình làm tiểu luận cần tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan, ban ngành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...