Tiểu Luận Khí quyển và sự ô nhiễm khí quyển

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cấu trúc của khí quyển

    Khí quyển là lớp vỏ khí bao quanh Trái đất. Ranh giới phân chia giữa khí quyển và

    khoảng không gian bên ngoài không rõ ràng. Độ cao của lớp vỏ khí này có thể từ 500-1000

    km từ mặt đất, tuy nhiên 99% khối lượng của khí quyển lại tập trung ở lớp khí chỉ cách mặt

    đất 30 km.

    Khí quyển được cấu tạo bởi nhiều chất khác nhau. Trong khí quyển có khoảng 50 hợp

    chất hóa học, gồm cả những hạt bụi lơ lửng (bụi, phấn hoa, vi khuẩn, vi rút, .). Thành phần và

    hàm lượng các chất có mặt trong khí quyển tùy thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu và phân bố

    theo độ cao. Càng lên cao, áp suất càng giảm, ở độ cao 100 km, áp suất khí quyển chỉ bằng

    một phần triệu (3´10-7 at) áp suất ở bề mặt Trái đất (1 at). Nhiệt độ thay đổi trong khoảng từ

    -92° đến 1200°C. Khối lượng tổng cộng của khí quyển ước khoảng 5´1015 tấn, tức vào

    khoảng một phần triệu khối lượng Trái đất.

    Sự hình thành và thành phần của khí quyển

    2.2.1. Sự hình thành khí quyển

    Có nhiều giả thuyết khác nhau về sự hình thành của khí quyển. Giả thuyết được nhiều

    nhà khoa học chấp nhận nhất cho rằng, khí quyển lúc sơ khai có thành phần rất khác với thành

    phần của khí quyển hiện tại và hoạt động của vi sinh vật là nguyên nhân chính gây ra sự biến

    đổi này. Sự hình thành khí quyển gắn liền với sự hình thành và phát triển của sự sống trên

    18

    Trái Đất.

    Hơn một tỷ năm trước đây, núi lửa đã phun vào khí quyển CO2, NH3 và hơi nước. Các

    chất này được tạo thành từ CH4 và các khí khác có trong lòng đất. Sau đó, dưới tác dụng của

    tia tử ngoại, sấm chớp, tia phóng xạ, các chất ban đầu trong khí quyển phản ứng với nhau tạo

    thành các amino axit và đường. Các dạng sống đầu tiên bắt đầu xuất hiện và phát triển trong

    đại dương. Các dạng sống sử dụng năng lượng từ quá trình lên men chất hữu cơ, quá trình

    quang hợp và cuối cùng là quá trình hô hấp.

    Người ta cho rằng, có thể trong khí quyển ở thời kỳ đầu cũng đã có sẵn một ít oxy để

    duy trì sự sống của các dạng sống sơ khai. Lượng oxy này có thể đã được tạo thành từ phản

    ứng phân tích hơi nước dưới tác dụng của sấm chớp hoặc bức xạ Mặt trời ở phần trên của khí

    quyển. Nhưng chính các loài thực vật mới là nguồn sản xuất oxy chủ yếu cho khí quyển,

    thông qua phản ứng quang hợp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...