Tài liệu Khi nhiếp ảnh ra đời một họa sĩ đã thốt ra rằng &quot hội họa đã chết từ đây&quot từ góc độ của ngườ

Thảo luận trong 'Thiết Kế Web' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khi nhiếp ảnh ra đời một họa sĩ đã thốt ra rằng hội họa đã chết từ đây từ góc độ của người chụp ảnh, anh (chị) có bình luận gì?

    ĐỀ TÀI: Khi nhiếp ảnh ra đời một họa sĩ đã thốt ra rằng hội họa đã chết từ đây từ góc độ của người chụp ảnh, anh (chị) có bình luận gì?

    Đề bài: Khi nhiếp ảnh ra đời một họa sĩ đă thốt ra rằng hội họa đă chết từ đây từ góc độ của người chụp ảnh, anh (chị) có b́nh luận ǵ?
    Trước khi đi vào t́m hiểu và b́nh luận về đề bài, chúng ta hăy cùng t́m hiểu một số những điểm giống và khác nhau giữa nhiếp ảnh và hội họa.

    Giữa hội họa và nhiếp ảnh có một mối tương quan mật thiết. Mặc dầu trong số 100 nhiếp ảnh gia có lẽ khó ḷng t́m được một người cầm cọ, nhưng trong số 100 họa sĩ có lẽ có đủ cả 100 người cần xử dụng máy ảnh.
    Người họa sĩ dù chuyên vẽ tranh lập thể, tranh trừu tượng hay hí hoạ một đôi khi cũng cần dùng đến máy ảnh để lưu lại tác phẩm của ḿnh. C̣n những người theo trường phái hiện thực, hay vẽ chân dung máy ảnh là một vật không thể thiếu. Khi chưa có máy ảnh, các họa sĩ phải dầm mưa dăi nắng, lội suối trèo non t́m ṭi cảnh đẹp, đợi chờ một vệt nắng, một áng mây bay và hối tiếc không kịp pha mầu hay ghi nhận trước khi cảnh quang biến đổi. Ngày hôm sau cất công trở lại, tuy cùng giờ giấc địa điểm nhưng gió đă đổi chiều, nắng chỉ c̣n thoi thóp sau đám mây mầu nặng như ch́, không c̣n trong sáng như hôm trước nữa. Nguời họa sĩ ngẩn ngơ tiếc rẻ trước sự thay đổi cảnh sắc mau lẹ, nhưng nếu có chiếc máy ảnh trong tay mọi chuyện đă thuận lợi biết bao. Vẽ chân dung cũng vậy, ngày nay th́ giờ đúng là vàng là bạc, c̣n có được bao nhiêu người muốn ngồi cho người ta vẽ. Đến pḥng ảnh chuyên về chân dung, sẽ có những bức ảnh giúp ḿnh trẻ lại mươi mười lăm tuổi. Các vết nhăn, vết nám biến đi mất hết, lại không c̣n phải ngồi hàng giờ làm mẫu mà nhiều khi c̣n không ưng ư.
    Giữa hội họa và nhiếp ảnh có nhiều tương quan mật thiết, gắn bó với nhau nhưng khi thực hành có nhiều điều khác biệt. Cũng giống như nhiếp ảnh, hội họa cần được cân nhắc và chú trọng đến: chủ đề, bố cục, ánh sáng, mầu sắc nhưng khi thực hiện lại cần đến sự hiểu biết về các quy luật về hội họa, cũng như sự am tường nghệ thuật nhiếp ảnh. Do đó giữa hai bộ môn này có những dị biệt.
    Nhiếp ảnh có nhiều lợi thế và cũng có nhiều điều bất lợi. Sau khi suy xét và t́m ṭi góc độ, chỉ trong nháy mắt nhiếp ảnh gia gần như đă hoàn thành tác phẩm cuả ḿnh. Nhưng có điều bất lợi là không thể thay đổi cảnh vật, không thể thêm vào hay bớt đi được.
    Hội họa có phần dễ dàng hơn trong việc chọn lựa chủ đề, bố cục, thêm vào hay bớt đi đúng theo ư muốn nhưng khó khăn trong phần thực hiện. Do đó một bức tranh có khi chỉ cần vài ngày, có khi cần vài tháng mới hoàn thành.
    Máy ảnh giúp cho ta không cần phải nhức đầu suy nghĩ về: Định luật phối cảnh xa gần (perspective) có khi cần một cuốn sách dầy trăm trang mới giải thích được rơ ràng. Hội họa bắt buộc phải theo định luật xa nhỏ, gần to, phía trước đè lên phía sau, gần rơ, xa mờ. Mầu sắc cũng vậy, quy luật gần đậm và tươi mầu, xa nhạt và mờ, dùng những mầu lạnh (cool color) sẽ giúp ta đẩy lùi cảnh vật ra xa. và ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt như bóng nắng (shadow) phản ảnh (reflection) v.v . khi vẽ cũng cần phải nắm vững những quy luật mới không sai lầm.
    Tất cả những quy luật này khi chụp ảnh, máy sẽ tự động đổi hộ chúng ta. Cây cối ở gần, xanh tươi rơ ràng, ngọn núi ở xa sẽ đổi sang mờ nhạt xanh lơ, tim tím.
    Bức ảnh đă chụp xong với film, khó ḷng sửa đổi nhưng với hội họa lại không phải là chuyện khó, ngoại trừ vẽ bằng mầu nước (water color). Nhưng ngày nay với máy kỹ thuật số và các software trợ giúp, việc sửa đổi cũng dễ dàng không kém.
    “Thu gần khoảng cách” là một lợi điểm của nhiếp ảnh, hội hoạ hoàn toàn bất lực. Chủ đề là một con thuyền nhỏ bơi trên gịng sông uốn khúc với hàng dừa lá xanh rủ bóng. Chân trời xanh nhạt, mây trắng lững lờ bay trên cánh đồng xanh tươi bát ngát. Bố cục thực tuyệt vời, nhưng cảnh này ở bên kia sông, cách xa chừng 300 thước. Họa sĩ không thể lại gần để quan sát những chi tiết cần thiết, nhưng nếu có chiếc máy ảnh với bộ phận thu gần khoảng cách, mọi việc sẽ dược giải quyết như ư muốn.
    Kể ra sự dị biệt giữa hội họa và nhiếp ảnh c̣n nhiều, nhưng đó là phần chuyên môn của hai lănh vực. Nhiếp ảnh gia cần phải hiểu rơ cơ năng của chiếc máy cũng như nghệ thuật thu h́nh. Họa sĩ cần phải nắm vững những quy luật căn bản về hội họa.
    Hội họa có thể do trí tưởng tượng tạo thành, nhưng nhiếp ảnh bắt buộc phải có cảnh vật hiện hữu dù là giả tạo hoặc nhờ kỹ thuật pḥng tối. Nhưng có điều chắc chắn không thể chối căi được là nhiếp ảnh đă giúp cho hội họa những điều mà con người dù cho có con mắt và sự nhận xét tinh tường đến đâu cũng không thể ghi lại nổi về ngoại h́nh và mầu sắc trung thực của tạo hóa.
     
Đang tải...