Luận Văn Khi giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp chủ nhiệm có sự bất hoà

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Đại học
    Số trang: 24
    Sự nghiệp giáo dục – đào tạo đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”.
    Trong mục tiêu phát triển giáo dục năm 2020. Nghị quyết Trung ương 2_khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh bền vững”.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng: “Để thế hệ trẻ xứng đáng với tương lai thì những thế hệ đi trước, những bậc cha anh phải có trách nhiệm bồi dưỡng thế hệ trẻ”.
    Nhà trường chính là nơi nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Sự liên kết hoạt động của hệ thống nhà trường trong phạm vi quốc gia đặt trong thể chế kinh tế văn hoá chính trị của quốc gia tạo nên nền giáo dục của đất nước.
    Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra và như vậy giữa giáo dục và xã hội tạo nên mối quan hệ “cân bằng động”. Cũng chính trong sự vận động và phát triển đó đã nảy sinh nhiều tình huống đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục phải giải quyết nhằm duy trì sự ổn định và phát triển giáo dục trong xu hướng phát triển chung của xã hội.
    Trường Nguyễn Xuân Ôn - Huyện Diễn Châu - Tỉnh Nghệ An, nằm ở vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của huyện nhà; với quy mô 41 lớp gần 2000 học sinh và 95 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trường có bề dày hơn 62 năm truyền thống với mục tiêu phấn đấu của nhà trưòng là nằm trong tốp 100 trường có chất lượng cao của Việt Nam. Sự phát triển của xã hội luôn có tác động rất lớn đến mọi hoạt động của nhà trường.
    Tình huống “Khi giữa giáo viên chủ nhiệm và tập thể học sinh lớp chủ nhiệm có sự bất hoà” là một sản phẩm của sự tác động đó. Do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với nhà trường. Mặc dù đây không phải là tình huống mới nhưng đòi hỏi các nhà quản lí phải giải quyết phù hợp, nhằm thực hiện tốt mục tiêu phấn đấu của nhà trường.
    Đây là một tình huống có thật, nó vừa diễn ra trong nhà trường chúng tôi trong năm học này và đã được giải quyết. Mọi hoạt động nề nếp của lớp 12A3 hiện đang được diễn ra rất tốt, tình cảm giữa giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp trở lên hoà đồng, thân thiện và gần gũi. Hiệu quả thực chất sẽ như thế nào thì còn phải được tiếp tục theo dõi, kiểm tra cho đến khi kết thúc học kì I và năm học. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng đó là một sự thành công của việc giải quyết tình huống theo đúng tinh thần “kỉ cương, tình thương, trách nhiệm” của Ban giám hiệu nhà trường.
    Nội dung
    I. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống
    II. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án
    III. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án lựa chọn
    IV. Kết luận kiến nghị
     
Đang tải...