Tiểu Luận Khi gặp hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba thì sẽ áp dụng phap luật n

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ BÀI.
    Trong tình hình hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, các nước không những ngày càng mở rộng mối quan hệ trên các lĩnh vự chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội mà kèm theo đó là sự hợp tác trong lĩnh vực luật pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, pháp nhân của quốc gia mình. Nhắc tới tư pháp quốc tế là nhắc tới vấn đề áp dụng các quy phạm xung đột. Một trong những vấn đề rất phức tạp trong việc áp dụng quy phạm xung đột đó là vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba. Vậy “khi gặp hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến phấp luật nước thứ ba thì sẽ áp dụng pháp luật như thế nào” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phạm vi bài luận này.





    NỘI DUNG.
    I. Khái quát về hiện tượng dẫn chiếu trong tư pháp quốc tế:
    1, Dẫn chiếu:
    Dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba là hiện tượng khi cơ quan có thẩm quyền của nước A áp dụng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài (nước B), nhưng pháp luật nước B lại quy định vấn đề phải được giải quyết theo pháp luật nước A (gọi là dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu cấp độ 1) hoặc được giải quyết theo pháp luật của một nước thứ ba (nước C – dẫn chiếu cấp độ 2).
    Theo BLDS nước ta “năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập”. Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nước ngoài và thành lập tại Pháp. Vậy pháp luật Pháp là pháp luật điều chỉnh năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp A. Nhưng theo pháp luât Pháp, vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật nơi doanh nghiệp có trụ sở thực tiễn và trong thực tế thì doanh nghiệp A có trụ sở tại Bỉ. Do đó, pháp luật Pháp dẫn đến pháp luật Bỉ. Vậy hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật nước thừ ba có thể xảy ra ở Việt Nam.
    2, Nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu:
    Hiện tượng dẫn chiếu xuất hiện là do một số nguyên nhân sau:
    Thứ nhất, quy phạm xung đột có hai bộ phận cấu thành: phần phạm vi và phần hệ thuộc. Hiện tượng dẫn chiếu xuất hiện khi một vấn đề pháp lý thuộc phần phạm vi của hai quy phạm xung đột của hai nước có phần hệ thuộc khác nhau hay là do có sự quy định khác nhau trong các quy phạm xung đột của các nước về nguyên tắc chọn luật áp dụng cho cùng một vấn đề pháp lý. Ví dụ: Ông D, quốc tịch nước Anh, đến Việt Nam 1992 với tư cách CEO cho công ty B làm việc tại Hải Phòng và đó cũng là nơi cư trú của ông D. Sau đó ông đã kết hôn với chị C quốc tịch Việt Nam. Theo Khoản 1. Điều 103 Luật HN và GĐ 2000: “trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn” hay nói cách khác nguyên tắc chọn luật của Việt Nam trong vấn đề này là hệ thuộc luật quốc tịch. Vậy điều kiện kết hôn của ông D do pháp luật nước Anh điều chỉnh. Nhưng pháp luật nước Anh, vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật nơi cư trú (hệ thuộc luật nơi cư trú). Do vậy, điều kiện đăng kết hôn của ông D được pháp luật nước Anh dẫn ngược trở lại pháp luật Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...