Luận Văn Khi công nghệ thông tin càng phát triển cho phép nhân viên có thể làm việc bất kỳ nơi đâu và bất kỳ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mục lục 1
    Dẫn nhập . 2
    Vấn đề 3. Vai trò của chức năng tổ chức 22
    1. Đặt vấn đề . 22
    2. Vai trò của chức năng tổ chức 22
    3. Giải quyết vấn đề . 26
    Danh mục tài liệu tham khảo 30
    DẪN NHẬP
    Ngày nay, xu thế toàn cầu đang hướng đến việc phát triển nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũng đang nỗ lực phát triển để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia đầu tư vào nền kinh tế nước nhà, hệ quả tất yếu của chính sách này là rất nhiều doanh nghiệp sẽ được thành lập. Mặt tích cực của hệ quả này là làm cho nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ, nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh mới được ra đời. Tuy nhiên, nó cũng có mặt hạn chế. Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng quyết liệt. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng trăm doanh nghiệp lâm vào tình trạnh phá sản, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ bãn lĩnh để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt này. Chỉ có những doanh nghiệp có chiến lược phát triển đúng đắn thì mới có khả năng trụ vững lâu dài. Để đạt được thành quả đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hoàn cảnh kinh tế đòi hỏi họ phải nâng cao nhận thức sao cho quản lý tổ chức thật hiệu quả. Năng lực của cấp quản trị trong một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét nhất thông qua các quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Mỗi quá trình đều có vai trò rất quan trọng, quyết dịnh sự tồn tại của công ty và giữa chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Tổ chức là một trong các quá trình của quản trị. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có tổ chức, nó là sự liên kết nội bộ giữa các bộ phận trong công ty, làm nên một thể thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị dễ dàng nắm bắt tình hình để lãnh đạo và kiểm soát. Trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, nhà quản trị cần phải xác định việc làm thế nào để tổ chức một mô hình vừa thống nhất, đem lại hiệu quả hoạt động cao và vừa phải linh động sao cho bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại, đặc biệt khi trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của chức năng quản trị tổ chức đối với sự phát triển của một doanh nghiệp nên nhóm chúng tôi đã nghiên cứu một số vấn đề về quá trình tổ chức sau đây.



    VẤN ĐỀ 3: KHI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÀNG PHÁT TRIỂN CHO PHÉP NHÂN VIÊN CÓ THỂ LÀM VIỆC BẤT KỲ NƠI ĐÂU VÀ BẤT KỲ LÚC NÀO, NHƯ VẬY CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CÓ CÒN LÀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ QUAN TRỌNG KHÔNG? TẠI SAO?



    1. Đặt vấn đề
    Ngày nay, khái niệm làm việc không còn giới hạn là đến công sở làm việc. Nếu như trước đây, nhân viên phải đến công sở đúng giờ và làm việc hết công suất trong tám giờ đồng hồ, thì sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại đã cho phép nhân viên linh hoạt hơn trong việc làm ở đâu, làm khi nào. Việc làm việc không ràng buộc thời gian và không gian này đã tạo ra sự thoải mái hơn cho các nhân viên, sự chủ động hơn trong giải quyết tình huống cũng như sự sáng tạo hơn trong việc quản lý quỹ thời gian của chính mình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc các nhân viên không làm việc tại trụ sở công ty, không được sự giám sát trực tiếp của tổ chức, của cấp trên và của đồng nghiệp có đảm bảo được hiệu suất cũng như kết quả công việc hay không? Và liệu rằng trong trường hợp này, xét về mặt bản chất, chức năng tổ chức có còn là chức năng quản lý quan trọng nữa hay không?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...