Tài liệu Khâu nối ruột

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khâu nối ruột


    Mục tiêu:


    1. Nắm được những nguyên tắc khi khâu nối ruột.


    2. Trình bày dược các bước kỹ thuật của khâu nối ruột: tận-tận, bên-bên và tận-
    bên.


    1. Đại cương


    Thông thường sau khi cắt một đoạn ruột, tiến hành khâu nối để lập lại lưu thông ruột
    nhưng đôi khi không đảm bảo được miệng nối tốt, có biến chứng như bục gây tử vong,
    lúc đó phải tạm thời đưa đầu ruột ra ngoài và sẽ khâu nối một thời gian sau khi điều
    kiện cho phép (tình trạng toàn thân, tình trạng nhiễm trùng .). Đầu ruột đưa ra ngoài
    càng cao (đoạn đầu hỗng tràng) rối loạn nước điện giải càng nghiêm trọng, phải nhanh
    chóng khâu nối lại, khâu nối ở càng thấp (đại tràng) nguy cơ nhiễm trùng và bục càng
    lớn không nên khâu nối ngay trong cấp cứu.


    2. Những nguyên tắc của khâu nối ruột


    - Đoạn ruột để lại phải đảm bảo nuôi dưỡng tốt, nghĩa là có màu hồng, nhu động còn
    và chảy máu (trong trường hợp cần thiết không dùng kẹp cặp ngang mà cắt ngay để
    xem có máu chảy không). Nếu không chắc chắn thì không được khâu nối hoặc cắt tiếp
    lên cao để tránh tử vong do bục miệng nối.


    - Trước khi khâu nối phải xếp hai đầu ruột cho tương xứng nghĩa là bờ mạc treo ứng
    với bờ mạc treo và nhất là ruột không bị xoắn (Hình 10.1) (tốt nhất là kiểm tra từ gốc
    mạc treo).


    - Trong khi khâu, dịch tiêu hoá không được trào ra ngoài: có thể dùng clamp cặp lại
    hoặc nhét một gạc dài vào trong lòng ruột. Đối với những trường hợp ruột giãn căng do
    ứ dịch, trước khi cặp để cắt cần dồn dịch vào đoạn bỏ đi hoặc sau khi cắt hút hết dịch
    trong lòng ruột.


    - Dù là khâu mũi rời hay khâu vắt thì bao giờ cũng phải làm cho hai lớp thanh mạc áp
    sát vào nhau, niêm mạc không lòi ra ngoài, có như vậy miệng nối mới liền và kín.


    Hình 10.1. Ruột bị xoắn do xếp hai đầu ruột không tương xứng.


    55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...