Luận Văn Khắp đám cưới của người Thái ở Bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN Ở ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.
    Đất nước Việt Nam với bốn ngàn năm văn hiến đã hình thành nền văn hoá của 54 dân tộc cùng chung sống trong mái ấm Việt Nam với những phong tục tập quán, những nét truyền thống văn hoá vốn có. Mỗi dân tộc đóng góp một nét văn hoá đặc thù, điều này cũng làm giàu thêm vốn văn hoá nước nhà.
    Cùng sống trên dải đất cong hình chữ S. Chúng ta không thể không kể đến dân tộc Thái, một dân tộc đã có mặt từ lâu đời trên mảnh đất Việt Nam.
    Người Thái có số lượng dân cư khá đông (887809 người) là một dân tộc thiểu số đã đóng góp những nét tinh hoa văn hoá đặc sắc của nhiều thế hệ vào kho tàng văn hoá Việt Nam. Những sản phẩm tinh thần vô giá của tộc người Thái đã được mài rũa trong quá trình hình thành và phát triển. Nó đã được khẳng định và đóng góp quan trọng trong việc xây dựng con người Việt Nam mới về trí tuệ, đạo đức, lối sống, hình thành những con người có nhân cách có bản lĩnh vững vàng để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Song có một điều rõ ràng là người Thái ở Nam Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa, cho đến nay vẫn là một vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng thậm chí chưa được biết đến.
    Là con em của vùng miền núi dân tộc thiểu số Thanh Hóa nơi hội tụ của nhiều bản sắc văn hoá đặc sắc đồng thời sẽ là nơi công tác trong lĩnh vực các dân tộc thiểu số trong tương lai. Cho nên điều trước tiên phải biết lĩnh hội, nắm bắt một cách khoa học về vốn văn hoá của dân tộc, đặc biệt là văn hoá của dân tộc Thái. Tất cả các lý do trên đã thôi thúc tôi đi tìm đề tài nghiên cứu sâu hơn về giá trị văn hoá độc đáo mang đặc trưng tộc người. Một trong những giá trị văn hoá đó là các điệu “khắp” đám cưới. Nó thể hiện khát vọng và nếp sống văn hoá phong tục của tộc người mình. Vì vậy tôi chọn “Khắp đám cưới của người Thái ở Bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa”.

    MỤC LỤC

    A. PHẦN Ở ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài. 2
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
    5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 4
    6. Đóng góp đề tài . 4
    7. Nội dung và bố cục của đề tài. 4
    B. NỘI DUNG 6
    CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ Ở BẢN BÚT – XÃ NAM XUÂN - HUYỆN QUAN HÓA – TÌNH THANH HÓA. 6
    1.1. Điều kiện tự nhiên. 6
    1.1.1. Vị trí địa lý. 7
    1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai. 7
    1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn. 8
    1.1.4.Thảm thực vật và hệ động vật. 9
    1.2. Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội 9
    1.2.1. Dân cư. 9
    1.2.2. Đời sống kinh tế. 10
    1.2.3. Điều kiện xã hội 13
    CHƯƠNG 2. 16
    KHẮP TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI THÁI Ở BẢN BÚT XÃ NAM XUÂN, HUYỆN QUAN HOÁ, TỈNH THANH HÓA. 16
    2.1. Khái quát về tục cưới xin của người Thái ở Quan Hoá. 16
    2.2. Các điệu khắp. 21
    2.3. Ý nghĩa các điệu khắp. 34
    CHƯƠNG 3. 36
    CÁC GIÁ TRỊ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN PHÁT HUY ĐIỆU KHẮP ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI THÁI Ở BẢN BÚT, NAM XUÂN, QUAN HOÁ , THANH HOÁ. 36
    3.1. Giá trị của các điệu khắp. 36
    3.1.1. Trong cố kết cộng đồng. 36
    3.1.2. Trong văn hoá tộc người. 36
    3.2. Một số giải pháp giữ gìn và phát huy. 37
    C. KẾT LUẬN .
    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...