Thạc Sĩ Khảo sát ý kiến khách du lịch nước ngoài về những điểm mạnh-điểm yếu của du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 11/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    Nội dung
    CHƯƠNG 1: 8
    TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    .8 U
    1.1 GIỚI THIỆU 8 U
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .10 U
    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .12 U
    1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 14
    1.5 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 15 U
    CHƯƠNG 2 16
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH, KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN DU LỊCH ĐÀ LẠT –LÂM ĐỒN
    G .16
    2.1 TÓM TẮT CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 16
    2.2 MARKETING ĐỊA PHƯƠNG .19
    2.3 TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG DU LỊCH QUỐC TẾ .24
    2.3.1 Xu hướng phát triển du lịch thế giới 24
    2.3.2 Xu hướng phát triển các loại hình du lịch 30
    2.4 TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM: 34
    2.5 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG DU LỊCH ĐÀ LẠT-LÂM ĐỒNG 38
    2.6 TÓM TẮT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN: .42
    CHƯƠNG 3: 45
    XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC ĐIỀU TR
    A 45
    3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: 45
    3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 46
    3.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: .48
    3.4 XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ THIẾT KẾ BẢNG HỎI 49
    3.5. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 50 U
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52 U
    4.1 MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ DU KHÁCH ĐƯỢC KHẢO SÁT 52
    4.1.2. Mục đích chuyến đi 52
    4.1.3 Nghề nghiệp: 52
    4.1.4 Khả năng chi trả: 52
    4.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI 53
    4.2.1 Nguồn thông tin du lịch: .53
    4.2.2 Những nơi khách đến ở Việt Nam: 54
    4.2.3 Nơi yêu thích nhất ở Việt Nam 54
    4.3 ẤN TƯỢNG VIỆT NAM .55
    4.4 NHẬN ĐỊNH CỦA KHÁCH VỀ DU LỊCH ĐÀ LẠT .57
    4.4.1 Đánh giá chung về du lịch Đà Lạt .57
    4.4.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch Đà lạt: 59
    4.4.3 Loại hình du lịch mong muốn: .59
    4.4.4 Chi phí : 60
    4.4.5 Điểm du lịch: 62
    4.4.6 Hình thức giải trí: .63
    4.4.7 Hình ảnh du lịch Đà Lạt: 65
    4.4.8 Những ý kiến đóng góp của khách du lịch quốc tế về Du lịch Đà Lạt 66
    4.5 ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỂM MẠNH-ĐIỂM YẾU CỦA DU LỊCH ĐÀ LẠT 68
    CHƯƠNG 5 .72
    GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
    72
    5.1 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG TỪ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .72 U
    5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 76
    Các giải pháp ngắn hạn 76
    Các giải pháp dài dạn .78
    5.3 KẾT LUẬN 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .82
    PHỤ LỤC .84

    1.1 GIỚI THIỆU
    Đà Lạt –vùng đất Nam Tây Nguyên với khí hậu mát mẻ, trong lành,
    nhiều cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch là
    một trung tâm du lịch của cả nước. Từ khi được phát hiện năm 1893 đến nay,
    tiềm năng du lịch của thành phố này đã được đánh thức. Thành phố này đã được
    định hướng phát triển như là một trung tâm nghỉ dưỡng và du lịch, thu hút hàng
    chục ngàn lượt khách tham quan hằng năm. Du lịch đã và đang là ngành kinh tế
    quan trọng đối với thành phố này. Đối với nhiều khách du lịch và những con
    người tâm huyết ở địa phương, cái tên Đà Lạt không chỉ là tên một địa danh mà
    là tình cảm sâu nặng với xứ sở thơ mộng này.
    Với tiềm năng thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, văn hoá các dân
    tộc đa dạng phong phú, Đà Lạt lại được bàn tay của các kiến trúc sư tài ba biến
    hoá thành một “thành phố trong sương mù”, “thành phố ngàn hoa” hay là một
    nét “Paris thu nhỏ”(Petit Paris). Trải qua những giai đoạn phát triển của lịch sử,
    đã có những thời kỳ tiềm năng ấy bị mai một do việc thiếu chặt chẽ trong quy
    hoạch đô thị và thiếu đầu tư tôn tạo cần thiết cho phù hợp với xu hướng phát
    triển của xã hội. Những vấn đề đó đã dấy lên sự quan ngại về một xu hướng xã
    hội hoá du lịch nhưng theo kiểu tràn lan, mạnh ai nấy làm, thiếu quy hoạch tổng
    thể và phá hoại những giá trị cơ bản vốn có của thành phố. Với việc gia tăng
    những nhà nghỉ nhỏ, những khu du lịch đầu tư manh mún, thiếu chặt chẽ trong
    quản lý môi trường kinh doanh du lịch đã dẫn đến một xu hướng “bình dân hoá”
    du lịch Đà Lạt Lâm Đồng. Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, 90% khách du
    lịch đến Đà Lạt là khách nội địa, số ngày lưu trú thấp và mức chi trả thấp. Tỉ
    trọng khách du lịch quốc tế ngày càng giảm trong tổng số khách du lịch đến Đà
    Lạt hằng năm. Có những ý kiến cho rằng Đà Lạt có khí hậu mát mẻ và cảnh
    quan vốn không xa lạ với du khách từ các nước phương Tây nên không hấp dẫn
    khách du lịch nước ngoài bằng những điểm du lịch biển khác ở Việt Nam và
    khu vực Đông Nam Á. Đà Lạt cũng không nằm trong con đường di sản bao
    gồm Hạ Long, Phong Nha, Huế, Mỹ Sơn, Hội An vốn là điểm hấp dẫn khách
    quốc tế; cũng không gần với các Thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ
    Chí Minh có các sân bay quốc tế là cửa ngõ mà khách quốc tế phải ghé qua.
    Hay nguyên nhân chính là do chúng ta đã chưa khai thác hết tiềm năng du lịch
    Đà Lạt để tạo được nét độc đáo và chưa quảng bá đầy đủ về du lịch Đà Lạt? Đà
    Lạt là một trung tâm du lịch đã có tiếng ở trong nước từ lâu, nhưng thương hiệu
    Du lịch Đà Lạt đối với khách du lịch quốc tế thì sao?
    Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh nền kinh tế đất nước
    đang có nhiều thay đổi nhanh chóng, nhu cầu và thị hiếu có nhiều thay đổi, rõ
    ràng Đà Lạt đang rất cần được quy hoạch định hướng phát triển tổng thể đúng
    đắn nhằm gìn giữ khôi phục những giá trị đã có và phát huy những tiềm năng du
    lịch của thành phố. Đây cũng là vấn đề đang được các nhà quản lý địa phương
    hết sức quan tâm. Trong nỗ lực tìm hướng đi cho việc phát triển du lịch Đà Lạt
    –Lâm Đồng, nhiều cuộc Hội thảo đã được tổ chức, một số nghiên cứu đã được
    thực hiện, qua đó các nhà nghiên cứu đã nêu ra nhiều hướng phát triển khác
    nhau như: “Thung lũng khoa học –Giáo dục’, trung tâm hội nghị-hội thảo, trung
    tâm nghỉ dưỡng cho người già
    Trong rất nhiều vấn đề phức tạp để trả lời câu hỏi: “Đâu là những lợi thế
    cạnh tranh của du lịch Đà Lạt Lâm Đồng?”, làm nền tảng cơ bản để hoạch định
    chiến lược phát triển dài hạn cho thành phố, nghiên cứu này đặt trọng tâm vào
    việc nghiên cứu cảm nhận của khách du lịch nước ngoài về những điểm mạnh –
    điểm yếu của du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng để từ đó có thể thấy được thực trạng
    của hoạt động du lịch tại Đà Lạt cũng như những giá trị được khách du lịch
    quốc tế quan tâm và cảm nhận khi đến Đà Lạt.
    Đề tài được thực hiện với các cứ liệu chủ yếu thu thập được từ cuộc điều
    tra khảo sát khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt –Lâm Đồng trong khoảng thời
    gian từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Những kết quả được trình
    bày trong báo cáo đề tài hi vọng sẽ góp thêm sự hiểu biết về hành vi tiêu dùng
    của khách du lịch quốc tế, là cơ sở để nhìn nhận những giá trị lợi thế cạnh tranh
    của du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng và góp thêm ý kiến vào quá trình hoạch định và
    quản lý ngành tại địa phương cũng như hữu ích đối với các nhà quản lý của các
    cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Xác định lợi thế cạnh tranh là một công việc cần thiết nhưng đầy khó khăn
    đối với bất kỳ tổ chức nào. Xác định đúng lợi thế của mình trong môi trường
    cạnh tranh cho phép tổ chức phát huy được những ưu điểm của mình và thành
    công hơn. Điểm mấu chốt của việc xác định lợi thế cạnh tranh bao gồm việc
    đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành và xây dựng vị thế cạnh tranh tương đối
    của tổ chức trong ngành (xem hình 1).
    Để xác định được vị thế cạnh tranh của một vùng, địa phương, nhất là liên
    quan đến hoạt động du lịch là một quá trình nghiên cứu nhiều nhân tố tác động
    khác nhau và xem xét các lợi thế đó trong tương quan của môi trường cạnh
    tranh nhiều biến động.
    Khách du lịch đến Đà Lạt bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch
    trong nước. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, đề tài: “Khảo
    sát ý kiến khách du lịch quốc tế về những điểm mạnh- điểm yếu của du lịch Đà
    Lạt Lâm Đồng
    ” hướng đến việc thực hiện một giai đoạn đầu tiên trong quá trình
    tìm kiếm lợi thế cạnh tranh đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...