Tiểu Luận Khảo sát việc triển khai áp dụng chính sách sản phẩm của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Việ

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:Khảo sát việc triển khai áp dụng chính sách sản phẩm của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây




    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Với đường lối mở cửa và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam đã tạo ra một thị trường thuốc phong phú, đáp ứng nhu cầu thuốc cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

    Thị trường Việt Nam nói chung, thị trường thuốc nói riêng là thị trường hấp dẫn đối với các công ty kinh doanh dược phẩm nước ngoài do có nhu cầu và tiềm năng lớn, trong khi đó khả năng sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu của người dùng về mặt chất lượng và chủng loại gây ra thị hiếu chuộng thuốc ngoại của đa số người tiêu dùng. Các công ty kinh doanh dược phẩm nước ngoài đã chiếm lĩnh được phần lớn thị trường Việt Nam, để có được thành công đó họ không những chú trọng đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tích cực vận dụng chính sách marketing cho phù hợp.

    Nhằm thu được tối đa lợi nhuận, tạo lợi thế cạnh tranh và an toàn trong kinh doanh, các công ty dược phẩm nước ngoài đã áp dụng nhuần nhuyễn chính sách marketing để tạo ra ưu thế cạnh tranh cao nhất cho mình.

    Chính sách sản phẩm là chính sách chủ đạo trong marketing dược, được vận dụng một cách linh hoạt và thích ứng với đặc điểm của thị trường qua mỗi giai đoạn khác nhau.

    Với mong muốn tìm hiểu sự vận dụng chính sách sản phẩm của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây, tiểu luận :

    “ Khảo sát việc triển khai áp dụng chính sách sản phẩm của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây”

    Với mục tiêu sau:

    ã Khảo sát việc triển khai áp dụng chính sách sản phẩm của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây.

    ã Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm tạo hiệu quả cao hơn nữa từ việc vận dụng chính sách sản phẩm của các công ty trong thời gian tới.




    PHẦN I : TỔNG QUAN

    1. Đại cương về marketing

    1.1.Định nghĩa Marketing

    Theo hiệp hội marketing Mỹ: “ Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các kế hoạch, định giá, khuyến mãi và phân phối, hàng hoá và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi, từ đó thoả mãn mục tiêu của các cá nhân và tổ chức”.

    Viện marketing Anh định nghĩa: “ Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ quá trình sản xuất- kinh doanh. Từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa các hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được theo lợi nhuận dự kiến”.

    Theo giáo sư Mỹ- Philip Kotler :

    “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.

    Tóm lại, marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thoả mãn, gởi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận.

    1.2. Mục tiêu, vai trò và chức năng của marketing.

    1.2.1. Mục tiêu

    ã Lợi nhuận: bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại trên thị trường đều phải tìm ra lợi nhuận, vì lợi nhuận đảm bảo bù đắp chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong kinh doanh và có điều kiện để mở rộng và phát triển doanh nghiệp .

    ã Lợi thế cạnh tranh: Nhờ kiến thức về marketing, doanh nghiệp sẽ tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình trên thương trường. Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp được thể hiện ở chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp

    ã An toàn trong kinh doanh: Dựa vào hiểu biết về marketing, doanh nghiệp phân tích phán đoán, những biến đổi của thị trường, nhận ra được các cơ hội, đề ra những biện pháp nhằm đối phó với những bất trắc và hạn chế tới mức tổi thiểu hậu quả của những rủi ro trong kinh doanh.

    1.2.2. Vai trò

    Tương ứng với quy mô quản lý kinh tế (Vĩ mô- vi mô) ta có hai hệ thống marketing

    ã Macro marketing có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, khuyến khích nền sản xuất phát triển, đảm bảo cung ứng cho xã hội một mức sống ngày càng cao và hợp lý.

    ã Micro marketing là các hệ thống con, cấu thành nên macro marketing. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận trực tiếp với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Nó hướng dẫn chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp . Từ đó, micro marketing có tính quyết định tới hiệu quả kinh doanh tổng hợp, tới hình ảnh và vị thế của công ty trên thị trường.

    1.2.3. Các chức năng

    ã Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường: sẽ giúp các nhà sản xuất trả lời câu hỏi: sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai, số lượng bao nhiêu và khi nào đưa ra thị trường là phù hợp nhất. Qua đó, đạt được mục tiêu cuối cùng là cho ra đời sản phẩm thoã mãn người tiêu dùng và tạo ra thị trường tiếp theo sẽ thu được lợi nhuận đạt hiệu quả kinh doanh cao.

    ã Chức năng phân phối

    Bao gồm toàn bộ hoạt động nhằm tổ chức vận động hàng hoá một cách tối ưu và hiệu quả từ nơi sản xuất tới trung gian bán buôn bán lẻ hoặc trực tiếp tới người tiêu dùng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...