Báo Cáo Khảo sát việc thể hiện nối âm thuộc nhóm âm bật của sinh viên năm tiếng anh năm ii tại trường đại họ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHẢO SÁT VIỆC THỂ HIỆN NỐI ÂM THUỘC NHÓM ÂM
    BẬT CỦA SINH VIÊN NĂM TIẾNG ANH NĂM II TẠI
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐH ĐÀ NẴNG

    AN INVESTIGATION INTO THE PERFORMANCE OF SOUND LINKING IN
    ENGLISH PLOSIVES BY THE SECOND YEAR STUDENTS OF ENGLISH AT
    THE COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES - UNIVERSITY OF DANANG
    SVTH: HỒ THỊ MINH HẠNH
    Lớp: 04SPA02, Trường ĐH Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
    GVHD: NGŨ THIỆN HÙNG
    Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN
    TÓM TẮT:
    Bài nghiên cứu này nhằm khảo sát sự nối âm trong lối nói liên kết đối với nhóm phụ âm bật
    của sinh viên năm hai khoa tiếng Anh (TA) trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Đà Nẵng. Từ
    kết quả khảo sát, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cũng như hoạt động dạy và học
    ngữ âm để giúp sinh viên khắc phục lỗi phát âm và hình thành những thói quen nối âm đúng
    để nâng cao kỹ năng nói của mình.
    ABTRACT:
    The aim of this study was to investigate the performance of linking sounds in English plosives
    by second year students at The College of Foreign Languages - UD. Based on the results of
    analysis, the study suggested some solutions as well as activities to help students overcome
    their difficulties and form correct habits of linking to achieve a natural and fluent pronuciation.
    1. Mở đầu:
    Một trong những mục đích cơ bản của việc học tiếng Anh (TA) là đạt được khả năng
    giao tiếp tốt với cách nói tự nhiên, lưu loát trong ngữ lưu. Điều này có nghĩa sản phẩm giao
    iếp của người học không phải là tập hợp các từ rời rạc mà có tính liên kết cao. Chính vì vậy,
    ngữ âm đóng vai trò rất quan trong trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ của người học. Tuy
    nhiên, việc học ngữ âm không chỉ dừng lại ở chổ phát âm đúng các từ âm riêng lẽ, khuynh
    hướng dạy ngữ âm hiện đại hướng người học vào việc thể hiện đơn vị siêu đoạn tính khi nói
    để nâng cao hiệu quả giao tiếp như dấu nhấn, ngữ điệu, nhịp điệu, nối âm. Mặc dù các kiến
    hức về ngữ âm và âm vị học TA nói chung cũng như hiện tượng nối âm trong lối nói liên kết
    nói riêng không xa lạ với sinh viên (SV) năm hai khoa TA, họ vẫn gặp khó khăn và mắc nhiều
    ỗi phát âm khi thể hiện nhóm phụ âm bật với vai trò là phụ âm cuối. Thực tế này cho thấy cần
    có sự điều chỉnh trong công tác dạy học để khắc phục vấn đề này. Đây cũng chính là động lực
    húc đẩy tôi tiến hành để tài nghiên cứu này nhằm khảo sát thực trạng thể hiện sự nối âm trong
    ngữ lưu của SV, tìm ra khó khăn cũng như nguyên nhân cơ bản của những vấn đề mà SV gặp
    phải để từ đó đề xuất những giải pháp hiệu quả giúp họ chữa lỗi và nâng cao khả năng thể hiện
    nối âm đối với nhóm âm bật.
    2. Nội dung:
    2.1. So sánh đối chiếu giữa các đặc trưng ngữ âm TA và TV
    2.1.1. Về phương diện cấu trúc âm tiết

    Cấu trúc TA và TV về cơ bản là giổng nhau, chúng đều có 3 yếu tố chính bao gồm âm
    đầu, vần và âm cuối, trong đó vần là yếu tổ cốt lõi không thể thiếu. Tuy nhiên âm tiết TA lại
    không hạn chế số lượng phụ âm đầu từ và cuối từ, chính vì vậy mà Roach (2000) đã minh hoạ
    cho tính lỏng lẻo này của TA bằng cấu trúc thu gọn (C) (C) (C) (C) V (C) (C) (C) (C). Trong
    khi đó đặc điểm này không xuất hiện trong cấu trúc của âm tiết tiếng Vịêt, vì vậy theo Đoàn
    Thiện Thuật (1980) âm tiết TV chỉ có thể là (C) V (C).
    Một yếu tố nữa làm TV hoàn toàn khác biệt TA là sự có mặt của đơn vị siêu đoạn tính
    - thanh điệu. Đây chính là yếu tố tạo ra tính độc lập cao của âm tiết TV [2]. Nguyễn Đức Dân
    (1998) ví một phát ngôn TV giống như một chuỗi hạt mà mỗi âm tiết là một hạt độc lập. Mỗi
    âm tiết nằm gói gọn trong một thanh điệu, điều này không cho phép các âm vị, cụ thể là âm
    cuối tách ra khỏi âm tiết để trở thành âm đầu với âm tiết khác, do đó không thể phát âm cụm
    đêm ấy thành đê mấy.
    Trong TA của lối nói tự nhiên, cấu trúc âm tiết của từ, đặc biệt là âm cuối trở nên lỏng
    lẻo. Vì thế âm cuối thường có khuynh hướng bứt ra khỏi âm tiết trước để trở thành âm đầu của
    âm tiết sau. Đây được gọi là hiện tượng nối âm.
    2.1.2. Về phương diện cách phát âm nhóm âm bật-bật hơi ở vị trí cuối từ
    Âm cuối TV bao gồm các âm /p, t, k, n, m, ŋ/ và hai bán nguyên âm /u, i/. Trong đó
    dưới sự chi phối của thanh điệu, các âm /p, t, k/ được phát âm theo cách không bật hơi. Đồng
    thời luồng hơi phát ra đối với các âm này thường phong toả theo nhiều hướng kể cả đằng
    miệng và đằng mũi, mặc dù về lý thuyết vị trí cấu âm, đây là những âm môi [4].
    Trong TA, nhóm phụ âm bật bao gồm /p, t, k, d/ và tần suất xuất hiện ở vị trí cuối âm
    là rất cao. Điều này chứng tỏ hiện tuợng nối âm của nhóm này rất phổ biến trong ngữ lưu giao
    tiếp TA, đặc biệt khi chúng đứng trước một nguyên âm đầu từ. Về phương diện cấu âm, các
    âm này được phát âm theo chiều hướng bật hơi hoàn toàn qua đằng miệng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...