Tiểu Luận Khảo sát việc sử dụng ngôn từ trên chuyên mục phóng sự báo lao động

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRÊN CHUYÊN MỤC PHÓNG SỰ BÁO LAO ĐỘNG

    I. MỞ ĐẦU :
    Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả năng gây được những ấn tượng rất sâu sắc đối với công chúng. Phóng sự là một trong những thể loại có năng lực phản ánh hiện thực một cách năng động, vừa trực tiếp, cụ thể, vừa có tầm khái quát nhất định. Có rất nhiều quan đIểm khác nhau về phóng sự, nhưng theo tiến sĩ Đức Dũng thì ông khẳng định: “Phóng sự là một thể loại đứng giữa Văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời khẳng định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo lí trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học”.
    Phóng sự báo chí với khả năng chuyển tải một khối lượng thông tin phong phú và trình bày hiện thực trong một quá trình phát sinh phát triển, nó mang đến cho công chúng một bức tranh xác thực. Những vấn đề mà phóng sự báo chí đề cập là những vấn đề của đời sống hiện thực xung quanh chúng ta, đang cần chúng ta bày tỏ thái độ và những hành động hiện thực. Tức là phóng sự có khả năng thông tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, tính định hướng thông qua việc trình bày, diễn tả những vấn đề, sự kiện, con người, tình huống điểm hình, trong một quá trình phát sinh, phát triển với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật, và ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, giàu chất văn học.
    Về năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự, các nhà nghiên cứu ở nước ta hiện nay nhìn chung đều thống nhất khẳng định: đây là thể loại báo chí có khả năng phản ánh hiện thực duới dạng một bức tranh nóng bỏng, hơi thở của đời sông. Bức tranh ấy thể hiện góc nhìn đầy cá tính của tác giả trước đời sống, vừa có sức khái quát, vừa chi tiết sống động với những con người và sự việc xác thực, đồng thời rất giàu chất nhân văn và tái hiện bằng ngôn ngữ, giọng điệu sinh động. Trong tác phẩm phóng sự, tính cách của nhân vật thường được đề cập rõ nét và những suy nghĩ của tác giả được trình bày trực tiếp. Ngoài ra, phóng sự cũng cho phép kết hợp yếu tố trữ tình để có thể nâng thêm chất lượng phản ánh hiện thực. Phóng sự vừa đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự, đồng thời có khả năng tác động vào nỗi xúc xảm của công chúng bằng những sự thật giàu tính chất nhân văn được trình bày qua giọng điệu sinh động và linh hoạt của nhân vật trần thuật.


    II. NỘI DUNG :
    1. Những đặc điểm của phóng sự báo chí:
    Phóng sự báo chí bao gồm có đặc điểm về nội dung và đặc điểm về hình thức.
    · Đặc điểm về nội dung:
    Thứ nhất là phản ánh những mâu thuẫn và trả lời những câu hỏi.Chính do nhiệm vụ này mà cuộc sống đang đặt ra nên tính xung kích luôn được coi là đặc đIểm nổi bật của phóng sự báo chí. Bước vào thời kí đổi mới trên đất nước ta, cùng các thể loại xung kích khác, phóng sự báo chí đã mạnh dạn lao vào cuộc chiến đấu chống cái cũ, bao cấp, trì trệ bảo thủ, khẳng định cái mới và những cong người mới. Chính trong cuộc đấu tranh ấy, thể loại này đã trở thành một trong những thể loại hàng đầu, đã thực sự gây được ấn tượng và niềm tin của công chúng. đế nay thể loại này vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh tiềm tàng của nó để có thể phản ánh hiện thực sôi động với nhiều biến cố sâu sắc đã xảy ra. Là một thể loại xung kích, phóng sự báo chí luôn năng động và thường xuyên có sự phát triển và biến đổi một cách rất linh hoạt. Điều đó mới cho thấy muốn xác định được diện mạo của thể loại này chúng ta cần xem xét những đặc diểm biến đổi trong bối cảnh của đời sống hiện đại. Có như vậy mới có thể xác định được những đặc điểm đích thực của thể loại này, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời nhằm làm cho phóng sự phát triển xứng đáng với sự tin cậy cậy của công chúng.
    Với mục đích rõ ràng và khuynh hướng thiên về chính luận, phóng sự báo chí có thể trình bày hiện thực như một bức tranh toàn cảnh vừa có tầm khái quát nhất định, đồng thời có chiều sâu với những chi tiết điển hình, sống động, trong đó những nhân vật xuất hiện một cách sắc sảo rõ nét cả về chiều sâu nội tâm, cá tính và hành vi.Trong phóng sự báo chí, tác giả đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình với tư cách là một nhân vật trần thuật – là người chịu trách nhịêm về những chi tiết, những sự việc có thực được thể hiện trong tác phẩm.Các tác giả phóng sự không dừng lại ở việc phản ánh hiện thực một cách khách quan thông qua những con số, sự kiện như trong các thể loại báo chí khác mà luôn có mong muốn khái quát thẩm định.Khi phóng sự phát triển và mang đậm màu sắc chính luận thì ở đó tác giả bày tỏ quan điểm của mình trước sự thật với một nhiệt tình đấu tranh vì sự tiến bộ xả hôị.
     
Đang tải...