Luận Văn Khảo sát văn hóa doanh nghiệp của Công Ty ANGIMEX

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    TỔNG QUAN

    1.1 Bối cảnh nghiên cứu

    “Trong sự nghiệp của mình, ông chủ - người sáng lập tập đoàn Samsung - ước muốn sản xuất cho được chip điện tử. Nhưng ông không hoàn thành tâm nguyện. Trước khi qua đời, ông nói với các cộng sự: “Tôi không làm được thì các anh làm, rồi hãy đem nó đặt lên mộ tôi .”. Kết quả là hiện nay, Samsung trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất chip điện tử”.
    Thật vậy, lịch sử kinh tế thế giới có không ít những thương hiệu, những tên tuổi đã tồn tại và ngày càng khẳng định vị trí của mình cùng với thời gian. Không phải do may mắn mà họ có thể đạt được điều đó. Ngoài những loại hàng hóa, dịch vụ có chất lượng mà họ cung cấp trên thị trường họ còn phải tạo dựng được lòng tin và uy tín của mình không những cho khách hàng mà còn cho chính những nhân viên của họ. Tất cả đó tạo nên một khái niệm mà người ta gọi là “văn hóa doanh nghiệp”.

    Có nhiều cách nghĩ khác nhau về văn hóa doanh nghiệp kéo theo những cách định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Có thể hiểu một các nôm na “văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”.

    Tuy nhiên, một nền văn hóa được xây dựng thành công là nền văn hóa có thể tạo được giá trị và lòng tin. Thực tế đã chứng minh rằng, khi người lao động thỏa mãn với những gì họ đang có, vật chất hoặc tinh thần hoặc cũng có thể là cả hai, thì không lý do gì họ không hết lòng vì tổ chức đó. Một giá trị vô hình khác mà văn hóa doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp chính là “chìa khóa vàng để tuyển dụng và giữ chân nhân viên giỏi”.

    Duy trì và phát triển nền văn hóa doanh nghiệp sẽ có những tác động rất lớn đến thành công của doanh nghiệp. Nó là động lực giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thương trường. Ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch Liên Đoàn Lao Động TP.HCM, phát biểu: “Doanh nhân Việt Nam đang bước ra biển lớn hội nhập, đương đầu với sóng gió cạnh tranh khốc liệt. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đang đặt nặng lên vai doanh nhân, các cấp, các ngành và toàn xã hội”.

    ANGIMEX, một công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của An Giang, đã đúc kết cho mình một nhận định cụ thể và rõ ràng như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là những đặc trưng cơ bản để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Văn hóa doanh nghiệp là những chuẩn mực hành vi mà tất cả những con người trong doanh nghiệp phải tuân theo hoặc bị chi phối”. Bên cạnh đó, công ty cũng tin rằng, cơ sở vật chất chỉ là phần xác của doanh nghiệp, còn văn hóa mới là phần hồn của doanh nghiệp và muốn công ty phát triển bền vững, Giám đốc không thể chỉ quản lý đơn vị bằng các mệnh lệnh hành chính, mà phải kết hợp với văn hóa doanh nghiệp.

    Cũng vì hiểu được giá trị mà văn hóa doanh nghiệp có thể đem lại cho doanh nghiệp, ANGIMEX đang dự định sẽ tiến hành xây dựng bản sắc văn hóa cho tổ chức. Tuy nhiên, văn hóa phải có tính kế thừa, nên trước khi thực hiện dự định này, công ty cần hiểu rõ những gì thuộc về văn hóa doanh nghiệp đã tồn tại trong suốt quá trình 32 năm xây dựng và phát triển của công ty. Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu các đặc điểm văn hóa hiện có của công ty là cần thiết. Đó cũng chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài “Khảo sát văn hóa doanh nghiệp của Công Ty ANGIMEX” để nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp đại học.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ khảo sát và phác họa các đặc trưng văn hóa doanh nghiệp nổi bật nhất đang tồn tại ở công ty ANGIMEX, bao gồm cả các yếu tố có thể nhìn thấy được như các biểu tượng vật chất, nghi thức, nghi lễ, phong tục tập quán, truyền thống và giai thoại; cho đến những yếu tố không nhìn thấy được như các giá trị và niềm tin.

    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    Văn hóa doanh nghiệp chịu tác động nhiều nhất của các đối tượng như người sáng lập, người lãnh đạo doanh nghiệp và các nhân viên chủ chốt (thường là các nhà quản lý cấp trung và cấp cơ sở), vì họ là những người có sức ảnh hưởng lớn đối với nhân viên cấp dưới của mình. Một nền văn hóa được định hình từ “đầu tàu” công ty với các chuẩn mực mà những nhà lãnh đạo, điều hành mong muốn truyền bá vào công ty của mình sẽ là nền tảng vững chắc cho những hiệu ứng lan truyền văn hóa cho toàn bộ công ty. Đó là lý do để nghiên cứu chỉ được thực hiện ở trụ sở chính của công ty, nơi mà các nhân vật quan trọng kể trên đang trực tiếp làm việc.

    1.4 Ý nghĩa của đề tài
    Đề tài được viết từ thực tiễn của doanh nghiệp ANGIMEX nên:
     ANGIMEX sẽ là doanh nghiệp tiếp nhận trực tiếp kết quả của nghiên cứu. Nếu nghiên cứu thật sự phù hợp và được doanh nghiệp đánh giá cao, ANGIMEX có thể áp dụng nó như một công cụ để tiến hành xây dựng văn hóa cho phù hợp với tiến trình phát triển của mình.
     Kết quả của bài nghiên cứu cũng có thể cung cấp thông tin cho những ứng viên là những sinh viên với mong muốn làm việc tại công ty ANGIMEX. Một khi hiểu được văn hóa của doanh nghiệp, các ứng viên có thể lựa chọn nơi làm việc phù hợp với mình và cũng cảm thấy tự tin hơn khi tham gia vào quá trình tuyển dụng của công ty ANGIMEX.
     Bên cạnh đó, kết quả của đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào tiến trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam.

    1.5 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu
    Báo cáo nghiên cứu gồm 6 chương với các nội dung như sau:
     Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do chọn vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mục tiêu muốn đạt được, phạm vi và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

     Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Trình bày các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Xây dựng mô hình và giải thích ý nghĩa của mô hình nghiên cứu

     Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày các bước xây dựng nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu nào và thực hiện ra sao.

     Chương 4: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX). Trình bày các thông tin cơ bản về Công ty đang tiến hành nghiên cứu.

     Chương 5: Kết quả nghiên cứu, đây là phần chính của báo cáo nghiên cứu, phần này trình bày các kết quả đạt được của nghiên cứu.

     Chương 6: Kết luận và kiến nghị, chương tóm tắt các kết quả đã đạt được, đồng thời phát hiện những hạn chế cũng như là đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.



    Chương 1: TỔNG QUAN 4
    1.1 Bối cảnh nghiên cứu 4
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 5
    1.4 Ý nghĩa của đề tài 7
    1.5 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu 7
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7
    2.1 Giới thiệu 7
    2.2 Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp 7
    2.2.1 Các định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp 7
    2.2.2 Các mô hình văn hóa 8
    2.2.3 Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp 8
    2.2.3.1 Phần nhìn thấy 8
    2.2.3.2 Phần không nhìn thấy 10
    2.3 Lý thuyết về phong cách lãnh đạo 11
    2.3.1 Định nghĩa lãnh đạo 11
    2.3.2 Định nghĩa về phong cách lãnh đạo 11
    2.3.3 Lý thuyết về lãnh đạo theo trường phái hành vi 12
    2.4 Mô hình nghiên cứu 15
    2.5 Tóm tắt 16
    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    3.1 Giới thiệu 17
    3.2 Thiết kế nghiên cứu 17
    3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 18
    3.2.2 Nghiên cứu chính thức 18
    3.3 Tóm tắt 18
    Chương 4: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG - ANGIMEX 20
    4.1 Giới thiệu 20
    4.2 Quá trình hình thành và phát triển 20
    4.3 Cơ cấu tổ chức 22
    4.4 Cơ cấu ngành hàng 27
    4.5 Tóm tắt 28
    Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
    5.1 Giới thiệu 29
    5.2 Phần không nhìn thấy 29
    5.2.1 Những giá trị 29
    5.2.1.1 Hệ thống giá trị của tổ chức. 29
    5.2.1.2 Mục tiêu phấn đấu của Công ty 30
    5.2.1.3 Chiến lược dài hạn của Công ty 30
    5.2.1.4 Hệ thống các nguyên tắc đạo đức và xử thế 31
    5.2.1.5 Vấn đề con người trong Công ty 31
    5.2.2 Những niềm tin 37
    5.2.2.1 Niềm tin vào những tuyên bố 37
    5.2.2.2 Niềm tin vào các sức mạnh riêng có của Công ty 38
    5.3 Phần nhìn thấy 39
    5.3.1 Những biểu tượng vật chất 39
    5.3.1.1 Kiến trúc 39
    5.3.1.2 Hệ thống nhận dạng thương hiệu 39
    5.3.1.3 Chuẩn mực 43
    5.3.1.4 Truyền thông, thông tin liên lạc 44
    5.3.2 Những nghi thức, nghi lễ, phong tục tập quán của doanh nghiệp 46
    5.3.3 Các truyền thống và giai thoại của doanh nghiệp 48
    5.4 Tóm tắt 49
    Chương 6: KẾT LUẬN 50
    6.1 Giới thiệu 50
    6.2 Ý nghĩa của đề tài 50
    6.3 Kết quả nghiên cứu 50
    6.4 Hạn chế và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo 51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...