Tài liệu Khảo sát và thiết kế hồ chứa nước cây đuốc xã an cư, huyện tịnh biên, tỉnh an giang

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt
    Xã An Cư, thuộc huyện Tịnh Biên, là một xã miền núi. Đây là một vùng đất nghèo nằm dưới
    chân núi Phú Cường. Người dân Khmer ở đây chiếm 90% dân số. Sự kham hiếm nước vào mùa
    khô là một trong những vấn đề nghiêm trọng ở vùng này. Dự án đề xuất việc khảo sát và xây
    dựng một hồ chứa nước gần chân núi để thu gom nước ngầm trong mùa khô nhằm cung cấp nước
    cho xã qua hệ thống ống phân phối.

    Việc khảo sát đã được tiến hành để lấy mẫu nước và đất, thực hiện thí nghiệm Augerhole and thí
    nghiệm bơm tháo. Hồ chứa được thiết kế với diện tích mặt thoáng của nước là 1.000 m2
    , tương
    ứng với dung tích tối đa vào khoảng 2.178 m3
    . Nước được xử lý qua các lớp lọc than, sạn sỏi,
    và được dẫn bằng một hệ thống ống với đường kính 100 mm và dài 2.000 m đến một bể phân
    phối lớn. Hồ chứa thỏa mãn nhu cầu nước cho hơn 1.000 người dân với mức cung cấp 60 lít nước
    mỗi ngày cho mỗi người.

    Tổng kinh phí đầu tư đến chứng 250 triệu đồng Việt Nam cho thời giá năm 1992. Toàn bộ hệ
    thống làm việc rất tốt phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày cho cư dân ở đây và do vậy đã cải thiện
    dần dần cuộc sống cho người dân Khmer trong khu vực.
    Từ khóa: nước uống, khảo sát, thiết kế, hồ chứa nước, hệ thống ống.

    Abstract
    The An Cu village, located in TinhBien district, is a mountainous area. This is a very poor land
    along the foot site of the Phu Cuong Mountain. The Khmer people account for 90% of the
    inhabitant. Water shortage in the dry season has been one of the serious problems in this area.
    The project has been pointed out to survey and to construct a reservoir nearby the mountain to
    collect the underground water in the dry season in order to supply water for village through the
    pipeline system.

    The survey has been carried out for collecting water and soil samples and doing Augerhole tests
    as well as pumping tests. The reservoir was designed with the water surface area of 1,000 m2
    ,
    correspondingly its maximum volume is about 2,178 m3
    . Water is treated by charcoal, gravel,
    small stone, filting layers and then is conveyed by a pipeline system which has 100 mm in
    diameter and 2,000 m in length to a big distribution tank. This reservoir can satisfy the water
    requirement of more than 1,000 people with the supplied water amount of 60 litters per day per
    capita.

    The total investment money was about 250 million Vietnamese dongs in the financial year 1992.
    The whole system has functioned very well now which is contributing a lot to the daily activities
    of the resident and therefore to the Khmer people’s life in the region has been gradually improved
    as much.
    Keywords: drinking water, survey, design, reservoir, pipeline system. Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    --------------------------------------------------------------------------------------------------
    L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
    3
    I. MỞ ĐẦU
    Ở ĐBSCL, mùa khô kéo dài 7 tháng gây một tình trạng căng thẳng về nguồn nước cho dân cư,
    đặc biệt ở các khu vực xa sông. Việc tìm kiếm các tài nguyên nước được tập trung nhắm vào các
    mạch nước ngầm dưới lòng đất.

    An Cư là một xã vùng biên giới Tây Nam Việt Nam, tiếp giáp với Campuchia, thuộc huyện Tịnh
    Biên tỉnh An Giang. Đây là một vùng tập trung nhiều người dân tộc Khmer nghèo, canh tác nông
    nghiệp là chính, khu vực này nằm cách xa sông, nguồn nước khan hiếm, nước dùng chủ yếu là
    nước mưa và các mạch nước nhỏ trong đất. Do nhu cầu sử dụng nước ngày càng trở nên bức
    thiết, đặc biệt là vào mùa khô rất gay gắt, việc tìm kiếm nguồn nước được đặt ra. Dựa vào các
    dấu vết của một giếng nước nhỏ nằm sát chân núi Cấm, hai đợt khảo sát đo đạc địa hình, địa chất,
    đánh giá trữ lượng nước đã được tiến hành. Đợt thứ nhất vào tháng 12-1990, đợt thứ hai kéo dài
    từ đầu tháng 3-1991 đến cuối tháng 4-1991. Cả hai đợt đều nhằm chuẩn bị cho việc nghiên cứu
    khả năng xây dựng một hồ chứa nhỏ phục vụ cho sinh hoạt cho dân cư ở đây.

    Từ xưa đến nay, nhiều tác giả đã bỏ công nghiên cứu các tính chất và qui luật chuyển động của
    nước trong đất. Hoogoudt (1936) đã đưa ra phương trình thực nghiệm cho sự quan hệ giữa độ dẫn
    thuỷ lực (hydraulic conductivity) và tốc độ dâng mực nước trong một số hố khoan bị rút nước. sự
    phân tích của Hooghoudt, sau đó, đã được Kirkham và Bavel (1948) và Ernt (1950), Boast (1971)
    phát triển thành phương pháp Augerhole, nguyên lý được trình bày ở [1] và [2]. Các công thức và
    quy trình khai thác nước ngầm đã được Atnislav Turek (1971) đúc kết [3], P.Chín (1996) cũng đã
    tổng quát hoá vấn đề nước ngầm ở Nam Bộ nói chung [4]. Lý thuyết tính toán kết cấu hồ chứa và
    thuỷ lực đường ống cũng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước như nhà xuất bản Thuỷ Lợi
    Điện Lực Trung Quốc (1936) [5], Ray Klenslay và Joseph B. Franzini (1983) [6], P.N. Cừ và
    T.S. Khiêm (1981) [7], N.C.Cầm (1987) [8] .

    Hồ chứa nước Cây
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...