Luận Văn Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty THHH Mía đường BOURBON Gia Lai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    CHƯƠNG 1
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

    Mỗi hoạt động của con người đều có tác động đến môi trường xung quanh theo chiều hướng thuận hoặc không thuận lợi cho đời sống và sự phát triển của con người. Từ lịch sử xa xưa, lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, các tác động của con người lên tự nhiên không đáng kể. Sự phát triển của kỹ thuật nông nghiệp, thủ công nghiệp trong nhiền thế kỷ qua đã làm cho tác động con người đối với thiên nhiên ngày càng tăng lên.

    Nước ta trong thời kỳ phát triển, tăng trưởng kinh tế đã ảnh hưởng rộng lớn tới thiên nhiên và môi trường, chất lượng môi trường sống ngày càng suy thoái. Làm sao để đạt được sự hài hòa lâu dài giữa sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống của con người? Ở nước ta vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội. Nếu chúng ta không có tầm nhìn chiến lược thì hậu quả con cháu chúng ta sẽ trả một giá quá đắt cho chất lượng môi trường như bây giờ.

    Có nhiều ngành công nghiệp khác nhau gây ra sự ô nhiễm môi trường. Nhưng đối với ngành công nghiệp sản xuất mía đường, nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm là nước thải và khí thải sinh ra trong quá trình sản xuất. Trong nuớc thải ngành sản xuất mía đường có chứa các hợp chất hữu cơ, vô cơ như là BOD, COD, SS Các chất này hữu cơ này làm lắng cặn trong ao; hồ; các dòng suối. Các chất này dễ phân huỷ sinh học gây ra các mùi hôi, thối tác hại xấu đến dân cư xung quanh, ảnh hưởng đến nguồn nuớc ngầm, nước mặt.

    Phần lớn chất rắn lơ lửng có trong ngành công nghệ sản xuất đường ở dạng hữu cơ, vô cơ. Khi thải ra môi trường tự nhiên, chúng có khả năng lắng tạo thành một lớp dày ở dưới đáy nguồn tiếp nhận, phá huỷ hệ thuỷ sinh làm thức ăn cho cá. Lớp bùn có chất hữu cơ làm cạn kiệt nguồn oxy hoà tan trong nước, sản phẩm của quá trình này là CH4; H2S; NH3; indol; catol .
    Để hạn chế ô nhiễm môi trường do các nhà máy đường gây ra, có một số biện pháp như sau: cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất; thay thế nguyên, nhiên liệu sinh ra ô nhiễm nặng bằng những nguyên, nhiên liệu sạch hơn. Tuy nhiên thực tế hơn vẫn là nghiên cứu và xây dựng hệ thống xử lý các chất gây ô nhiễm.

    Trong khoa học, thực hành và lý thuyết là hai vấn đề không thể tách rời nhau, bởi vì thực hành và lý thuyết sẽ bổ sung cho nhau để khoa học vươn tới đỉnh cao. Qua khảo sát thực địa cho thấy nguồn nước thải nhà máy đường ô nhiễm nặng, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh và dân ở phía dưói hạ lưu suối Ayunpa

    Trước thực trạng trên, yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần phải khảo sát từ đó tiến hành thiết kế một hệ thống xử lý nước thải để xử lý các chất gây ô nhiễm do nước thải ngành mía đường gây ra.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    ƒ Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống hiện hữu.
    ƒ Đề xuất công nghệ xử lý thích hợp từ đó thiết kế hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH Bourbon Gia Lai.

    1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    ƒ Nghiên cứu dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy từ đó xác định lưu lượng các nguồn thải nước cùng với thành phần tính chất của chúng.
    ƒ Phân loại các nguồn thải
    ƒ Đánh giá hiệu quả xử lý của từng công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.
    ƒ Đánh giá hiệu suất xử lý của toàn hệ thống xử lý nước thải hiện hữu
    ƒ Nghiên cứu các tài liệu sử dụng cho quá trình phân tích, lựa chọn công nghệ và xác định các thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
    ƒ Nghiên cứu hiệu quả xử lý của quá trình keo tụ bằng phèn nhôm đối với nước thải từ hệ thống xử lý khói thải của nhà máy đường Bourbon Gia Lai

    1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

    ƒ Khảo sát thực địa
    ƒ Xác định lưu lượng nước thải bằng phương pháp cân bằng vật chất dòng vào và ra của dây chuyền sản xuất
    ƒ Tiến hành lấy mẫu nước thải tại hiện trường tại các vị trí trước và sau từng công trình đơn vị.
    ƒ Phân tích các mẫu nước thải trên tại phòng thí của trung tâm viện nhiệt đới. Xác định các thông số cơ bản như: PH; BOD; COD; SS; Nt; Pt
    ƒ Tiến hành thí ngiệm jatest với loại nuớc thải của hệ thống xử lý khói thải tại sân mô
    hình khoa công nghệ môi trường, hoá chất sử dụng là phèn nhôm
    ƒ Tham khảo các tài liệu, các báo cáo khoa học đã được công bố phục vụ cho đề tài nghiên cứu

    1.5 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    ƒ Phạm vi nghiên cứu: Nước thải nghiên cứu được lấy tại công ty TNHH Mía Đường
    Bourbon Gia Lai
    ƒ Thí nghiệm Jatest thực hiện tại khoa Công Nghệ Môi Trường – Trường Đại Học Nông
    Lâm, nước thải được phân tích tại Trung Tâm Môi Trường – Đại Học Nông Lâm.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...