Sách Khảo Sát Và Phân Tích Hai Chữ Sắc, Không Trong Đường Thi

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỞ ĐẦU

    Ngôn ngữ chính là "tiếng nói" văn hóa của mỗi dân tộc, trong "tiếng nói" ấy có thi ca. Với tư cách là một "chủ thể sáng tạo văn hóa", ngôn ngữ thơ Đường trở thành một phương tiện tư duy tuyệt vời. Do đó, từ góc độ ngôn ngữ để khám phá hàm nghĩa văn hoá tiềm ẩn trong thơ Đường là một việc làm hữu ích. Với một phạm vi hẹp là khảo sát về hai chữ sắc, không; chúng tôi muốn nhìn từ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa để tìm hiểu về ngôn ngữ thơ Đường. Cũng bởi chính những giá trị văn hóa được biểu đạt trong ngôn từ sẽ tạo nên tính chất đối thoại của một nền thi ca.

    Nghiên cứu về bút pháp ngôn ngữ Đường thi, trong phạm vi tư liệu mà chúng tôi bao quát được, hướng nghiên cứu những từ ngữ có tần suất xuất hiện cao hoặc hệ thống những từ ngữ có giá trị khu biệt về phong cách trong ngôn ngữ thơ Đường hầu như chưa được chú ý. Trong khi, theo lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hoá và phong cách thì đây là một hướng tìm tòi nhiều triển vọng. Khảo sát, phân tích hai chữ sắckhông trong ngôn ngữ thơ Đường là đề tài chúng tôi nhận được sự gợi ý từ bài viết "Thử tìm hiểu tứ thơ trong thơ Đường" của Nhữ Thành [10, tr 25]. Chúng tôi nhận thấy, việc giải mã hai chữ sắckhông trong thơ Đường, ở một chừng mực nhất định, có thể gợi mở một khía cạnh trong "mã" văn hóa - ngôn ngữ Đường thi. Và do thế, nó giúp ích cho việc tìm một con đường khám phá lâu đài thơ ca Trung Hoa. Kết quả khảo sát và dẫn liệu của chúng tôi chủ yếu dựa vào bộ "Thơ Đường" [6] và bộ "Đường Thi" [3].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...