Luận Văn Khảo sát và nhận dạng các chiến lược Marketing- mix nhóm thuốc kháng sinh tiêm beta-lactam từ năm 20

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam với điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh làm cho tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn luôn đứng hàng đầu trong mô hình bệnh tật. Do đó, kháng sinh luôn là một nhóm thuốc quan trọng, giúp đẩy lùi nhiều bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, được sử dụng với một tỷ lệ lớn. Kháng sinh thực sự là một nhóm thuốc lớn nhất tại Việt Nam, theo IMS năm 2007 nhóm này chiếm khoảng 37 % trên tổng thị trường dược phẩm Việt Nam. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thành phẩm thuốc kháng sinh đạt 264 triệu USD, tăng 136 % so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 24 % trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc.
    Marketing dược phẩm trên thị trường không chỉ vì mục đích đem lại doanh số và lợi nhuận cho các công ty mà còn nhằm phục vụ tốt hơn công tác phòng và điều trị bệnh của người dân. Chiến lược marketing mix nhằm phát huy tổng thể sức mạnh của cả 4 chính sách chiến lược của marketing giúp cho thuốc cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường. Đó là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công của các công ty trong hoạt động kinh doanh dược phẩm, được các doanh nghiệp dược áp dụng nhuần nhuyễn và bài bản.
    Hoạt động cạnh tranh trên thị trường dược phẩm ngày càng trở nên khốc liệt hơn đặc biệt là với nhóm kháng sinh bởi thị trường có quá nhiều biệt dược kháng sinh cùng với sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các doanh nghiệp dược phẩm trong và ngoài nước. Trong năm 2008, có 4270 thuốc được cấp SĐK trong đó nhóm thuốc kháng sinh có 1005 hoạt chất chiếm 23,5 %, nhóm thuốc kháng sinh beta lactam luôn dẫn đầu về SĐK cũng như chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các thuốc kháng sinh kinh doanh thành công trên thị trường dược phẩm không chỉ bới do hiệu quả và tác dụng của thuốc mang lại, mà các chương trình marketing thuốc thích hợp cũng đã thực sự giúp cho thuốc trụ vững và phát triển trên thị trường. Chính vì thế, các hoạt động marketing thuốc kháng sinh được các doanh nghiệp dược phát triển đa dạng và linh hoạt.
    Thị trường dược phẩm Hà Nội là một trong những thị trường thuốc lớn nhất tại Việt Nam. Trong năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong các bệnh viện tại Hà Nội đạt 1.623 tỷ VNĐ chiếm 10,7 % tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong 993 bệnh viện trên toàn quốc. Đây là thị trường tiêu thụ thuốc đứng thứ 2 trong cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy mà thị trường Hà Nội luôn được các công ty dược phẩm trong và ngoài nước quan tâm, áp dụng các chiến lược marketing đa dạng, bài bản và điển hình nhất nhằm xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này.
    Với mong muốn được tìm hiểu và học hỏi những bài học thành công và thất bại về các chương trình marketing đối với nhóm thuốc kháng sinh tiêm Beta Lactam tại Hà nội, đề tài được triển khai với tên:
    Khảo sát và nhận dạng các chiến lược Marketing- mix nhóm thuốc kháng sinh tiêm beta-lactam từ năm 2006 đến năm 2009 tại Hà Nội
    Với những mục tiêu sau:

    1. Mô tả sự vận dụng các lý thuyết marketing mix đối với nhóm thuốc kháng sinh tiêm beta lactam tại Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2009 tại Hà Nội.
    2. Nhận dạng và bước đầu đánh giá chiến lược marketing mix nhóm thuốc kháng sinh tiêm beta lactam tại Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2009 .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...