Luận Văn Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án Chung cư 89 Trần Phú, Thành phố Nha Trang

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án Chung cư 89 Trần Phú, Thành phố Nha Trang


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG . vi
    DANH MỤC HÌNH ix
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường . 3
    1.1.1. Lịch sử phát triển của đánh giá tác động môi trường 3
    1.1.2. Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường 4
    1.1.3. Mục tiêu và lợi ích của đánh giá tác động môi trường 5
    1.1.4. Nội dung của đánh giá tác động môi trường . 6
    1.1.5. Đánh giá tác động môi trường và chu trình dự án . 6
    1.1.6. Tình hình thực hiện đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam . 7
    1.2. Quá trình đô thị hóa và nhu cầu nhà ở tại Việt Nam 12
    1.2.1. Các khái niệm cơ bản về quá trình đô thị hóa . 12
    1.2.2. Nhu cầu nhà ở tại Việt Nam trong những năm gần đây 13
    1.2.3. Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa . 14
    1.3. M . 15
    1.3.1. 15
    1.3.2. . 15
    1.3.3. . 15
    1.3.4. 16
    iii
    1.4. Giới thiệu về công ty TNHH công nghệ môi trường Nha Trang xanh
    27
    1.4.1. Thông tin chung . 27
    1.4.2. Lĩnh vực hoạt động 27
    1.4.3. Hồ sơ năng lực 27
    1.4.4. Các hợp đồng, dự án đã và đang thực hiện 28
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu . 31
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 31
    2.1.2. Nội dung nghiên cứu 31
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường 31
    2.2.2. Phương pháp liệt kê 32
    2.2.3. Phương pháp thống kê 32
    2.2.4. Phương pháp so sánh 32
    2.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh . 33
    2.2.6. Các phương pháp tính toán khác được áp dụng trong đề tài . 33
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 37
    3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự án . 37
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 37
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực . 42
    3.2. Đánh giá tác động môi trường 42
    3.2.1. Đánh giá tác động môi trường cho dự án 42
    3.2.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của đánh giá 79
    iv
    3.3. Biện pháp giảm thiểu những tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó
    sự cố môi trường . 80
    3.3.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu . 80
    3.3.2. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với các rủi ro, sự cố
    môi trường . 90
    3.4. Chương trình quản lý, giám sát môi trường 93
    3.4.1. Chương trình quản lý môi trường 93
    3.4.2. Chương trình giám sát môi trường . 96
    3.5. Tham vấn cộng đồng . 98
    3.5.1. Ý kiến về tác động tích cực của dự án . 98
    3.5.2. Ý kiến về tác động tiêu cực của dự án . 98
    3.5.3. Ý kiến về các biện pháp giảm thiểu tác động 98
    3.5.4. Ý kiến đối với chủ dự án 99
    3.5.5. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án 99
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
    PHỤ LỤC . 105


    Mở đầu
    Trong quá trình hội nhập phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
    đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các hoạt
    động kinh tế cũng gây ra tổn thất to lớn về mặt môi trường, tài nguyên thiên nhiên
    như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, Chính vì vậy,
    chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững là nhận thức
    đúng đắn và là mối quan tâm sâu sắc được đặt lên hàng đầu của các cơ quan chức
    năng nhà nước.
    Công cụ hữu hiệu nhằm mục đích bảo vệ môi trường là Luật bảo vệ môi
    trường Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Đặc
    biệt, để quản lý tốt hơn việc sử dụng, tái tạo và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên
    trong giai đoạn xây dựng và hoạt động sau này, các dự án phát triển cần phải áp
    dụng công cụ “Đánh giá tác động môi trường”. Hiện nay, đánh giá tác động môi
    trường (ĐTM) đã trở thành khâu quan trọng trong công tác quản lý môi trường và là
    khâu tất y ếu trong việc xét duyệt các dự án đầu tư.
    Tại thành phố Nha Trang, trong những năm gần đây, nhiều khu tập thể và chung
    cư cũ đã quá niên hạn sử dụng nên xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng nặng kết cấu
    bao che, kết cấu chịu lực rất nguy hiểm cho cư dân đang sử dụng. Tỉnh và thành phố
    có kế hoạch xây dựng các khu ở mới, thu hồi nhà và đất của các khu tập thể cũ nhằm
    thự hiện các công trình công ích khác, dần xóa bỏ các công trình kém an toàn trên địa
    bàn thành phố. Trong tình hình đó, Trung tâm quản lý Nhà và Chung cư tiến hành
    xây dựng dự án Chung cư 89 Trần Phú, thành phố Nha Trang nhằm tái định tại chỗ
    cho các hộ đang ở tại 89 Trần Phú, tạo điều kiện cho những hộ bị thu hồi nhanh
    chóng ổn định cuộc sống mới, đẩy nhanh việc xóa bỏ các công trình không còn niên
    hạn sử dụng, đẩy lùi nguy cơ sự cố công trình.
    Thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng
    hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, theo Nghị định số
    2
    29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
    đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, trong đó quy định dự án
    xây dựng khu chung cư với quy mô sử dụng 500 người hoặc 100 hộ trở lên phải lập
    báo cáo đánh giá tác động môi trường, Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư cần
    tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án. Chính vì vậy, việc đánh giá tác động
    môi trường cho dự án đầu tư xây dựng chung cư 89 Trần Phú – Thành phố Nha
    Trang là rất cần thiết nhằm dự đoán, phân tích các tác động về mặt môi trường, từ
    đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa các tác động tiêu cực của dự án,
    góp phần nhanh chóng đưa dự án vào quá trình thực hiện.
    Trong khuôn khổ của chương trình Đánh giá tác động môi trường cho dự án
    Chung cư 89 Trần Phú, thành phố Nha Trang do Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư
    thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nha Trang xanh,
    em thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với tên đề tài: “Khảo sát và đánh giá tác động
    môi trường cho dự án xây dựng Chung cư 89 Trần Phú – Thành phố Nha Trang”.
    Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
    - Phân tích, dự báo, đánh giá có khoa học những tác động tích cực, tiêu cực của
    dự án có khả năng gây ra cho môi trường vị trí dự án thực hiện và môi trường xung
    quanh khu vực dự án có thể bị tác động, bao gồm các giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn
    xây dựng và giai đoạn hoạt động của dự án.
    - Đưa ra các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý, công nghệ nhằm hạn
    chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi từ hoạt động của dự án đến môi
    trường và cộng đồng. Giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
    trường khu vực thực hiện dự án.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác động đến môi trường gây ra trong
    phạm vi dự án và khu vực xung quanh có thể chịu tác động từ dự án khi được triển
    khai. Do hạn chế với thời gian thực hiện, đề tài chủ yếu tập trung đi sâu vào phân
    tích, đánh giá tác động từ dự án đến môi trường không khí


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
    1.1.1. Lịch sử phát triển của đánh giá tác động môi trường
    Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ trong các năm
    1950 – 1960, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội là các tác hại đến môi
    trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến tài nguyên
    thiên nhiên và thậm chí làm cản trở sự phát triển của kinh tế – xã hội. Nhằm hạn chế
    xu hướng này, phong trào bảo vệ tự nhiên đã đòi hỏi chính quy ền phải có biện pháp
    quản lý về mặt môi trường đối với các dự án phát triển trước khi cho phép đầu tư.
    Nhờ đó, ĐTM đã hình thành sơ khai ở Mỹ vào đầu thập niên 1960. Năm 1970,
    ở Mỹ ban hành hành luật và chính sách quốc gia về môi trường, trong đó quy định tất
    cả các kiến nghị quan trọng ở cấp Liên bang về luật pháp, các hoạt động kinh tế kỹ
    thuật lúc đưa ra xét duy ệt đều phải kèm theo một báo cáo chi tiết tác động đến môi
    trường của hoạt động được kiến nghị. Vào thời điểm này, các nhà đầu tư phải viết
    báo cáo riêng tường trình về mặt môi trường của dự án. Báo cáo môi trường không
    nằm trong nghiên cứu khả thi (luận chứng kinh tế – xã hội). Tuy nhiên, việc xây dựng
    hai báo cáo gây lãng phí về tài chính vì trùng lặp nhau về nhiều nội dung. Ngoài ra,
    báo cáo tường trình về môi trường sử dụng nhiều số liệu từ nghiên cứu khả thi nên
    thường phải hoàn thành sau báo cáo khả thi, do đó việc điều chỉnh nội dung, công
    nghệ của dự án để giảm thiểu tác động môi trường thường gặp nhiều khó khăn.
    Từ năm 1975, việc nghiên cứu ĐTM được xem là một phần của nghiên cứu khả
    thi, trong đó báo cáo ĐTM là một chương nằm trong báo cáo nghiên cứu khả thi.
    Từ năm 1987, ĐTM không chỉ được thực hiện cho các dự án riêng lẻ mà còn
    cho các quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành theo xu hướng lồng
    ghép kinh tế và môi trường.
    Tại Châu Á, hầu hết các nước trong khu vực đã quan tâm đến môi trường từ
    những thập kỷ 70 như là:
    4
    - Philipin: Từ năm 1977 – 1978, Tổng thống Philipin đã ban hành các Nghị
    định trong đó yêu cầu thực hiện ĐTM và hệ thống thông báo tác động môi trường
    cho các dự án phát triển.
    - Malaysia: Từ 1979, Chính phủ đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và từ năm
    1981 vấn đề đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện với các dự án năng
    lượng, thủy lợi, công nghiệp, giao thông, khai hoang.
    - Thái Lan: Nội dung và các bước thực hiện đánh giá tác động môi trường cho
    các dự án phát triển được thiết lập từ năm 1978, đến năm 1981 thì công bố danh
    mục các dự án phát triển phải tiến hành ĐTM.
    - Trung Quốc: Luật bảo vệ môi trường được ban hành từ 1979, trong đó điều 6
    và điều 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu đánh giá tác động môi trường.
    Theo thời gian các phương pháp và kỹ thuật thực hiện ĐTM ngày càng hoàn
    thiện, đặc biệt khi có công nghệ tin học và kỹ thuật viễn thám, kỹ thuật hệ thống
    thông tin địa lý được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu môi trường.
    1.1.2. Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường
    Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một khái niệm mới, được nhắc đến đầu
    tiên ở Mỹ vào năm 1969 do sự đòi hỏi của người dân đối với chính phủ trước tình
    trạng giảm sút chất lượng môi trường sống của con người, hậu quả của việc tăng
    nhanh các hoạt động phát triển khi nước Mỹ bước sang kỷ nguyên công nghiệp hóa.
    Khái niệm về Đánh giá tác động môi trường rất rộng. Cho đến nay có nhiều
    định nghĩa về ĐTM được đưa ra:
    - Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐTM là một quá
    trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển
    quan trọng. ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với
    đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính sách dự án và của
    các hoạt động phát triển khác tại vùng đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện
    pháp làm giảm đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp
    hơn với môi trường của nó [15].
    5
    - Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP): ĐTM bao
    gồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách
    đến môi trường [15].
    - Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế sử dụng thuật ngữ
    “đánh giá môi trường” (EA): đánh giá môi trường bao gồm các nội dung xem xét
    về môi trường đối với các dự án hoặc chương trình hoặc chính sách [15].
    - Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày 27
    tháng 12 năm 1993 định nghĩa rằng: “ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo
    ảnh hưởng tới môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các
    cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã
    hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về
    bảo vệ môi trường”[15].
    1.1.3. Mục tiêu và lợi ích của đánh giá tác động môi trường
     Những mục tiêu mà ĐTM hướng tới bao gồm:
    - Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị có khả năng bị tác động do dự án, hành
    động hoặc chương trình phát triển.
    - Xác đị nh, dự báo cường độ, quy mô tác động có thể có (tác động tiềm tàng) của dự
    án, hành động hoặc chương trình phát triển tới môi trường (tự nhiên, kinh tế, xã hội).
    - Đề xuất, phân tích các phương án thay thế để giảm thiểu các tác động tiêu cực
    của dự án hoặc chính sách.
    - Đề xuất chương trình quan trắc và quản lý môi trường do dự án hoặc chính sách.
     Những lợi ích của ĐTM bao gồm:
    - Hoàn thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án.
    - Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định.
    - Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển.
    - Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó.
    - Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội.
    - Đóng góp tích cực cho quá trình phát triển bền vững.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     Tài liệu Tiếng Việt
    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hướng dẫn chi tiết Cam kết bảo vệ
    môi trường, Hà Nội.
    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
    thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
    3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
    thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
    4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
    thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung
    quanh.
    5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
    thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
    6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
    thuật quốc gia về tiếng ồn.
    7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (18/7/2011), Thông tư số 26/2011/TTBTNMT – Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
    ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường
    chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
    8. Bộ Xây dựng (3/2006), TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường
    ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
    9. Trần Ngọc Chấn (2001), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Nhà xuất bản
    khoa học kỹ thuật Hà Nội.
    10. Chính Phủ (18/4/2011), Nghị định số 29/2011/NĐ-CP – Quy định về đánh giá
    môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
    trường.
    11. Đỗ Đình Đức (2006), Môi trường trong xây dựng, Nhà xuất b ản xây dựng, Hà
    Nội.
    12. Trịnh Xuân Lai (2000), Thoát nước, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
    103
    13. Bùi Tá Long (2008), Mô hình hóa môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc
    gia thành phố Hồ Chí Minh.
    14. Lê Hoàng Nghiêm (2011), Giáo trình Mô hình hóa môi trường, Trường Đại
    học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
    15. Nguyễn Vinh Quý, Bài giảng Đánh giá tác động môi trường, Trường Đại
    học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
    16. Nguyễn Văn Thắng (2010), Bài giảng môn học Đánh giá tác động môi
    trường, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội.
    17. Trung tâm Con người và Thiên nhiên (2009), Đánh giá tác động môi
    trường ở Việt Nam: Từ pháp luật đến thực tiễn, Hà Nội.
    18. Trung tâm Thí nghiệm và kiểm định xây dựng miền Trung (2010), Tài liệu
    khảo sát địa chất tại khu vực dự án.
    19. Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư, Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng
    công trình Chung cư 89 Trần Phú - thành phố Nha Trang.
    20. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2010.
     Tài liệu Tiếng Anh
    21. World health Organization (1993), Assessment of Sources of Air, Water and
    Land. A guide to rapid source inventory techniques and their use in
    formulating environmental control strategies, Gevena.
     Tài liệu trên các Website
    22. Bộ Xây dựng, Thực trạng Đô thị hóa ở Việt Nam
    http://www.xaydung.gov.vn/web/guest/trang-chitiet?p_p_id=vcmsviewcontent_INSTANCE_Z2jG&p_p_lifecycle=0&p_p_
    col_id=column-3&p_p_col_count=3&_vcmsviewcontent_INSTANCE_Z2jG_struts_action
    =%2Fvcmsviewcontent%2Fview&categoryId=63&articleId=29395
    23. Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Hướng đi chính giải bài toán
    nhà ở tại đô thị
    104
    http://quanlynha.vietreal.net.vn/Desktop.aspx/Tin_tuc-Su_kien/Tin-chuyennganh/Huong_di_chinh_giai_bai_toan_nha_o_tai_do_thi/
    24. Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Nhà ở xã hội: Nhu cầu rất
    lớn
    http://quanlynha.vietreal.net.vn/Desktop.aspx/Tin_tuc-Su_kien/Tin-tonghop/Nha_o_xa_hoi
    25. Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Quyết liệt cho mục tiêu Quản
    lý và phát triển đô thị đến năm 2010
    http://quanlynha.vietreal.net.vn/Desktop.aspx/Tin_tuc-Su_kien/Thong-tinchung-ve-nhao/Quyet_liet_cho_muc_tieu_Quan_ly_va_phat_trien_do_thi_den_2010/
    26. Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bình Thuận, Thực hiện công tác ĐTM
    theo Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam
    http://www.binhthuan.org.vn/index.php?SoTNMTBinhThuan=News&ndtbt_in=viewst&sid=161
    27. Thời báo kinh tế Việt Nam, Dân số thành thị của Việt Nam đang tăng
    nhanh
    http://vneconomy.vn/20100721112736493P0C9920/dan-so-thanh-thi-cuaviet-nam-dang-tang-nhanh.htm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...