Thạc Sĩ Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU CHUNG


    1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm đời sống đối với con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng nhưng do nhận thức còn hạn chế con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Sự tác động vô ý thức của con người đang làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước.

    Trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước đáng được xã hôi đặc biệt quan tâm. Thành phố chúng ta vốn rất nhiều kênh rạch, sông ngòi nhưng không được sự quan tâm bảo vệ đúng mức nên các con kênh này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng gây mất vẻ mỹ quan và làm tổn thất rất lớn về tài nguyên nước, ảnh hưởng đến Sức khỏe của người dân.
    Kênh Thị Nghè nằm trên địa bàn thành phố cũng là một trong những con kênh hiện đang ô nhiễm nặng nề. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước kênh rạch nói chung và tại kênh Thị Nghè nói riêng là việc làm cần thiết.
    1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    - Nghiên cứu thực trạng kênh Thị Nghè.
    - Xây dựng các biện pháp nhằm làm sạch và bảo vệ môi trường kênh Thị Nghè.
    1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
    - Làm sáng tỏ chất lượng nước ở khu vực kênh Thị Nghè hiện nay trên cơ sở khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá chất lượng nước ở khu vực này. Từ đó nêu lên nguyên nhân gây ra biến đổi chất lượng nước ở khu vực.

    1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    1.4.1. Ý nghĩa khoa học
    Qua kết quả nghiên cứu những chỉ tiêu về hóa học, sinh học, làm sáng tỏ hiện trạng về chất lượng nước tại khu vực kênh thị Nghè.
    1.4.2. Thực tiễn
    Những kết quả của đề tài sẽ giúp cho việc nghiên cứu sau này nhằm đề ra các biện pháp làm sạch và bảo vệ nguồn nước cũng như khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước sau này.
    1.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    Do thời gian thực hiện đề tài không cho phép nên người thực hiện không thể đánh giá toàn bộ chất lượng nước ở kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè mà chỉ khoanh vùng và đánh giá một số điểm mà khả năng cho phép từ cầu Thị Nghè đến cầu Điện Biên Phủ và trong địa bàn quận 1 và quận Bình Thạnh.
    Về mặt nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm trên kênh Nhiêu Lộc –Thị Nghè bằng các chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu hóa lí .
    Các nội dung nghiên cứu cụ thể:
    - Tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước trên kênh Thị Nghè;
    - Tìm hiểu các dự án trên đang tiến hành trên kênh Thị Nghè ưu và nhược điểm nếu có và có thể đề ra các biện pháp giải quyết;

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1
    1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 2
    1.3 Nhiệm vụ của đề tài 2
    1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
    1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2
    1.4.2 Thực tiễn 2
    1.5 Giới hạn của đề tài 2
    1.6 Khối lượng công việc và phương pháp nghiên cứu 4
    1.6.1 Khối lượng công việc 4
    1.6.2 Phương pháp nghiên cứu 4
    Chương 2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG TRONG ĐÁNH GIÁ
    NƯỚC 6
    2.1 Tầm quan trọng của nước 7
    2.1.1 Ô nhiễm nước là gì 7
    2.2 Các chỉ tiêu vi sinh và ý nghĩa 8
    2.2.1 Định lượng Coliform 8
    2.2.2 Tổng số vi sinh hiếu khí 8
    2.2.3 Chỉ số E.Coli 9
    2.2.4 Giới thiệu một số vi sinh vật gây bệnh thường gặp trong nước 9
    2.3 Các chỉ tiêu Hóa học và ý nghĩa 10
    2.3.1 pH 10
    2.3.2 Tổng chất rắn hòa tan(TDS) 10
    2.3.3 Độ dẫn điện(EC) 10
    2.3.4 Chỉ số BOD5 10
    2.3.5 Chỉ số COD 11
    2.4 Tiêu chí đánh giá 11
    Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG KÊNH NL-TN
    3.1 Vị trí Địa lý 12
    3.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn 13
    3.2.1 Đặc điểm khí hậu 15
    3.2.1.1 Nhiệt độ không khí 15
    3.2.1.2 Lượng mưa 16
    3.2.1.3 Lượng nắng mây 17
    3.2.1.4 Độ ẩm không khí 17
    3.2.1.5 Độ bay hơi 17
    3.2.1.6 Địa hình 18
    3.2.1.7 Đặc điểm địa chất công trình 19
    3.3 Đặc điểm thủy văn 20
    3.3.1 Hệ thống sông rạch 20
    3.3.2 Thủy văn 20
    3.3.3 Chế độ thủy triều 22
    3.4 Đặc điểm kinh tế nhân văn 22
    3.4.1 Giới thiệu sơ lược về đại bàn nghiên cứu 22
    3.4.1.1 Quận 1 22
    3.4.1.2 Quận Bình Thạnh 24
    3.4.2 Hiện trạng dân số ở kênh NL-TN 25
    3.4.3 Hiện trạng về công trình dân dụng nhà ở 25
    3.4.4 Hiện trạng sản xuất công nghiệp 26
    Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở KÊNH NL-TN 27
    4.1 Hiện trạng vệ sinh ở kênh 27
    4.1.1 Đặc điểm về hệ thống thoát nước 27
    4.1.2 Đặc điểm hiện trạng tuyến kênh 29
    4.1.3 Hiện trạng nguồn nước thải 30
    4.1.4 Tình hình nước thải sinh hoạt 30
    4.1.5 Tình hình nước thải sản xuất 31
    4.1.6 Ô nhiễm chất thải rắn 31
    4.2 Chất lượng nước kênh qua các năm 2005-2008 33
    4.2.1 pH 33
    4.2.2 Ô nhiễm hữu cơ (DO,BOD5) 33
    4.2.3 Ô nhiễm vi sinh 35
    Chương 5 KẾT QUẢ SÁT NƯỚC Ở KÊNH NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ 37
    5.1 Kết quả phân tích mẫu nước 37
    5.2 Nhận xét các chỉ tiêu lý hóa 40
    5.2.1 Nhiệt độ 40
    5.2.2 Màu mùi 40
    5.2.3 Độ dẫn điện 40
    5.2.4 Tổng chất rắn hòa tan 40
    5.2.5 pH 40
    5.2.6 Nhu cầu oxy Hóa học COD 40
    5.2.7 Nhu cầu oxy Sinh học 41
    5.3 Các chỉ tiêu vi sinh 42
    5.3.1 Coliform 42
    5.3.2 E.coli 42
    5.3.3 Tổng vi sinh hiếu khí 42
    5.3.4 Kết quả phân tích mẫu bùn đáy 42
    5.4 Đánh giá mức độ ô nhiễm ở kênh NL-TN 43
    5.4.1 Tác động của ô nhiễm đến môi trường và con người 43
    5.4.2 Tác hại của một số thành phần trong nước thải 44
    5.4.3 Tác hại đối với thủy sinh 45
    5.4.4 Tác động đến Sức khỏe cộng đồng 47
    5.4.5 Đánh giá khả năng tự làm sạch của kênh 47
    Chương 6 Xây dựng CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC CHO KÊNH NHIÊU LỘC –THỊ NGHÈ 50
    6.1 Tóm tắt dự án 51
    6.2 Xây dựng các biện pháp quy hoạch hợp lý 54
    6.2.1 Tái bố trí các cơ sở sản xuất 54
    6.2.2 Quy hoạch mạng lưới thoát nước 55
    6.2.3 Quy hoạch môi trường 55
    6.2.4 Nâng cao biện pháp quản lý 56
    6.3 Giáo dục cộng đồng 59
    6.4Nâng cao trác nhiệm của các sở ngành có liên quan 60
    6.5 Nâng cao trách nhiệm của người dân 61


    CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
    7.1 Kết luận 62
    7.2 Kiến nghị 63
     
Đang tải...