Thạc Sĩ Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trườn

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Tiền Giang

    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài


    Ngày nay, tâm lý học hiện đại đã rất phát triển, đã phân hóa thành nhiều chuyên
    ngành, mở rộng đối tượng nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực đa dạng của đời sống xã
    hội, thể hiện tính thực tiễn sâu sắc và tính ứng dụng phong phú. Tâm lý học tổ chức
    là một chuyên ngành mới hết sức hấp dẫn. Tâm lý học tổ chức nghiên cứu hành vi
    của con người tại nơi làm việc, hay nói cách khác là nghiên cứu hành vi của con
    người trong tổ chức. “Tâm lý học tổ chức mang lại những nguyên tắc cơ bản có giá
    trị và những phương thức thực hành đặc biệt, cho phép những con người khác nhau
    có thể cùng làm việc với nhau một cách hiệu quả, bất kể là họ sống và làm việc ở
    đâu trên thế giới này” [45, tr.6]. Có thể nói tâm lý học tổ chức là hệ quả của xu
    hướng toàn cầu hóa và của nền kinh tế không biên giới. Theo tâm lý học tổ chức thì
    để có thể làm việc trong tổ chức, các cá nhân cần phải được huấn luyện để thành
    thạo một hệ thống kỹ năng tổ chức (các kỹ năng cần thiết tại nơi làm việc) - mà
    nhóm kỹ năng tương tác chỉ là một bộ phận cấu thành trong hệ thống này. Do có
    khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,
    những vấn đề của tâm lý học tổ chức ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều
    hơn trong nội dung của chuyên ngành tâm lý học quản lý ở nước ta. Nghiên cứu về
    kỹ năng tổ chức có thể mang lại những đóng góp về mặt lý thuyết và thực hành cho
    tâm lý học Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các vấn đề từ thực tế cuộc sống luôn
    vượt quá biên giới quy ước của các chuyên ngành truyền thống. Trong đề tài này,
    kiến thức về nhóm của tâm lý học xã hội, kiến thức về chuyển giao của tâm lý học
    sư phạm được vận dụng để giải quyết vấn đề.

    1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

    Khi xem xét trên quy mô toàn xã hội, chúng tôi tiếp cận vấn đề nguồn nhân lực xã
    hội. Theo Bùi Văn Nhơn và các cộng sự (2002), nguồn nhân lực được hiểu là dân số
    trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân
    lực có 3 tiêu chí được sử dụng là: thể lực, trí lực, và phẩm chất tâm lý xã hội. Thể
    lực và trí lực có thể được đánh giá một cách định lượng thông qua một hệ thống chỉ
    số cơ bản. Trong khi đó, tiêu chí về phẩm chất tâm lý xã hội của nguồn nhân lực lại
    thường được đánh giá một cách định tính. Người lao động Việt Nam thường được
    nhìn nhận một cách chung chung là “cần cù, sáng tạo và thông minh, nhưng về kỷ
    luật lao động và tinh thần hợp tác lao động còn nhiều nhược điểm, đang gây trở ngại
    lớn cho tiến trình hội nhập nước ta” [11, tr.101]. Việc làm rõ hơn những yêu cầu về
    mặt tâm lý xã hội đối với người lao động và tìm kiếm những phương pháp đánh giá
    các đặc điểm tâm lý này sẽ có ý nghĩa hỗ trợ tích cực đối với các nhà hoạch định
    chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    đất nước. Đề tài nghiên cứu khảo sát và đánh giá kỹ năng tương tác trong tổ chức
    chính là đi theo xu hướng này.
    Khi xem xét trên quy mô của một cơ sở đào tạo, chúng tôi tiếp cận vấn đề chất
    lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo của một nhà trường có thể được xã hội nhìn nhận
    đánh giá thông qua tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Để hỗ trợ
    tốt hơn cho sinh viên trên đường mưu sinh lập nghiệp, và cũng là để nâng cao chất
    lượng đào tạo của cơ sở, nhà trường cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giúp
    sinh viên hình thành các kỹ năng cần thiết tại nơi làm việc bên cạnh các kỹ năng
    chuyên môn. Nghiên cứu đánh giá các kỹ năng tổ chức của sinh viên Khoa Sư phạm
    Trường Đại học Tiền Giang sẽ cung cấp các căn cứ khoa học giúp các nhà giáo dục
    lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp hiệu quả để làm cho sản phẩm đào tạo thích
    hợp hơn với yêu cầu của xã hội, từ đó giải quyết triệt để hơn vấn đề đầu ra của quá
    trình đào tạo. Việc này là hết sức cấp thiết đối với một trường đại học non trẻ như
    Trường Đại học Tiền Giang.
    Đối với mỗi cá nhân, chúng tôi tiếp cận vấn đề khả năng thành đạt trong sự nghiệp.
    Khi tham gia vào quá trình lao động nếu chỉ có chuyên môn thôi thì chưa đủ, kỹ
    năng tổ chức là một yêu cầu quan trọng mà ngày càng được đề cao. Đặc biệt các kỹ
    năng tương tác hết sức hữu ích để tìm kiếm việc làm thích hợp, để đạt được sự
    thuận lợi trong công việc cũng như là cơ hội thăng tiến. Thêm nữa, người lao động
    ngày nay thường xuyên phải đối mặt với khả năng phải làm nhiều công việc cùng
    một lúc, phải tìm nơi làm việc mới hoặc phải học lại để đổi nghề. Trước yêu cầu
    ngày càng cao, tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt của thị trường lao động hiện
    đại, người lao động phải tự thay đổi để thích ứng tốt hơn. Khảo sát và đánh giá kỹ
    năng tổ chức của sinh viên có ý nghĩa như là nghiên cứu sự chuẩn bị, tích lũy một
    phần các kỹ năng cần thiết tại nơi làm việc của người lao động tương lai.
    Xem xét vấn đề từ góc độ khoa học và thực tiễn, với những lý do khách quan nêu
    trên và những điều kiện chủ quan của bản thân, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Khảo
    sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên Khoa Sư
    phạm Trường Đại học Tiền Giang” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên
    ngành tâm lý học.

    2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    2.1. Đối tượng nghiên cứu


    Với cách hiểu đối tượng nghiên cứu là bản chất vấn đề nghiên cứu mà nhà nghiên
    cứu cần tập trung tư duy để khám phá, đề tài này xác định đối tượng nghiên cứu là
    kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên.

    2.2. Khách thể nghiên cứu

    Khách thể nghiên cứu được hiểu là một phần của thế giới khách quan, là môi trường
    của đối tượng nghiên cứu. Đề tài này xác định khách thể nghiên cứu là Khoa Sư
    phạm Trường Đại học Tiền Giang.
    Trường Đại học Tiền Giang được thành lập theo quyết định số 132/2005/QĐ-TTg
    do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 06/06/2005, trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp
    Trường Cao đẳng Sư phạm và Trường Cao đẳng Cộng đồng. Trường trực thuộc Ủy
    ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo
    dục và Đào tạo. Khoa Sư phạm là đơn vị kế thừa chức năng nhiệm vụ đào tạo và bồi
    dưỡng giáo viên các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của Trường Cao
    đẳng Sư phạm Tiền Giang trước đây, và bắt đầu đào tạo giáo viên có trình độ đại
    học từ năm học 2006-2007.

    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    3.1. Mục đích nghiên cứu


    Mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài là đánh giá một số kỹ năng tương tác trong
    tổ chức của sinh viên Khoa Sư phạm Trường Đại học Tiền Giang, nhận định về
    mức độ đạt được ở từng kỹ năng cụ thể, kết luận chung về mức độ thuần thục kỹ
    năng tương tác. Mặc dù không đi sâu vào nghiên cứu giải pháp nhưng tác giả cũng
    có phân tích kết quả khảo sát để bước đầu tìm hiểu nguyên nhân các yếu kém và
    nêu lên các kiến nghị về quá trình đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển kỹ năng của
    sinh viên.

    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ nghiên cứu
    sau:
    - Tổng hợp tài liệu về các vấn đề liên quan làm cơ sở lý luận của luận văn.
    - Xây dựng công cụ khảo sát kỹ năng tương tác của sinh viên.
    - Tiến hành điều tra thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, xử lý số liệu khảo sát
    bằng thống kê mô tả, rút ra kết luận và kiến nghị.

    4. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

    Nhìn chung mức độ thuần thục về kỹ năng tương tác của sinh viên Khoa Sư phạm
    Trường Đại học Tiền Giang chưa cao. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam
    và nữ sinh viên, nhưng có khác biệt rõ ràng giữa sinh viên hệ đào tạo không chính
    quy với sinh viên hệ chính quy, cũng như giữa sinh viên có kinh nghiệm làm việc
    với sinh viên chưa có kinh nghiệm, và mức độ thuần thục về kỹ năng tương tác cao
    hơn nghiêng về phía sinh viên không chính quy cũng như là sinh viên có kinh
    nghiệm làm việc.

    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài giới hạn nội dung chỉ nghiên cứu một số các kỹ năng tương tác trong tổ chức
    là giao tiếp, làm việc trong nhóm, lãnh đạo, thương lượng. Trong các kỹ năng này,
    tác giả lại tiếp tục chọn lọc để chỉ khảo sát 1 hoặc 2 kỹ năng cụ thể:
    - Về kỹ năng giao tiếp: Chỉ quan tâm đến các kỹ năng giao tiếp cơ bản và chỉ
    tập trung khảo sát kỹ năng nghe.
    - Về kỹ năng làm việc trong nhóm: Chỉ khảo sát kỹ năng thể hiện các vai trò
    không chính thức trong nhóm và kỹ năng sử dụng nhóm để ra quyết định.
    - Về kỹ năng lãnh đạo: Chỉ khảo sát tiềm năng lãnh đạo.
    - Về kỹ năng thương lượng: Chỉ khảo sát kỹ năng thương lượng để giải quyết
    xung đột.
    Nói chung là đề tài chỉ khảo sát các kỹ năng tương tác thiết yếu và chỉ ở mức độ cơ
    bản.
    Mặc dù đề tài khảo sát đối tượng sinh viên hệ chính quy, sinh viên đang học hệ tại
    chức và hệ chuyên tu - là những người đang làm việc, nhưng cũng chỉ khảo sát các
    kỹ năng tổ chức trong bối cảnh thực hiện các nhiệm vụ học tập tại trường, trong mối
    quan hệ với giáo viên và các bạn bè cùng học. Đề tài chưa quan tâm khai thác các
    tình huống và mối quan hệ khác tại nơi làm việc, cũng như chưa tham khảo được ý
    kiến của những người sử dụng các lao động này (Hiệu Trưởng các trường phổ
    thông). Do đó, khi phân tích nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp, chúng tôi chỉ
    tập trung xem xét quá trình đào tạo hiện hành, chưa thể bàn đến vấn đề nhu cầu xã
    hội và vấn đề hợp tác đào tạo.
    Ngoài ra, đề tài chỉ thực hiện trong một năm nên việc khảo sát đánh giá chỉ được
    tiến hành một lần, chưa có điều kiện thể nghiệm các tác động ảnh hưởng và đánh
    giá lại để so sánh kết quả.

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    6.1. Phương pháp nghiên cứu tư liệu


    Chúng tôi đã tiến hành thu thập, đọc, dịch các tài liệu có liên quan để tìm hiểu vấn
    đề. Các tài liệu được sử dụng trong Luận văn bao gồm 3 nhóm sau:
    - Các tài liệu tâm lý học, giáo dục học về các vấn đề tổ chức, nhóm, kỹ năng
    tổ chức, kỹ năng tương tác, và vấn đề dạy kỹ năng trong giáo dục phổ thông, giáo
    dục đại học.
    - Các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
    · Luật Giáo dục (1998)
    · Luật Giáo dục (2005)
    · Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp Đại
    học và Cao đẳng hệ chính quy (Ban hành theo quyết định số 04/1999/QĐ-
    BGD&ĐT ngày 11 tháng 02 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
    · Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp Đại
    học và Cao đẳng hệ chính quy (Ban hành theo quyết định số 25/2006/QĐ-
    BGD&ĐT ngày 26 tháng 02 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
    · Chương trình Đào tạo Giáo viên Trung học cơ sở trình độ Cao đẳng Sư
    phạm (Ban hành theo Quyết định số 3086/GD-ĐT ngày 22/7/1996 của Bộ trưởng
    Bộ Giáo dục và Đào tạo)
    · Chương trình Đào tạo Giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng Sư phạm
    (Ban hành theo Quyết định số 2093/GD-ĐT ngày 25/7/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo
    dục và Đào tạo)
    - Các tài liệu về phương pháp nghiên cứu tâm lý học, các tài liệu về thống kê
    ứng dụng trong nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học.

    6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

    Chúng tôi sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin trên đối tượng giáo viên và sinh
    viên. Sau khi tiến hành điều tra đã xử lý số liệu thu được bằng phần mềm thống kê
    SPSS version 11.0.
    - Điều tra bằng bảng hỏi giáo viên: Tất cả các giảng viên có tham gia giảng
    dạy tại Khoa Sư phạm Đại học Tiền Giang là đối tượng khảo sát. Đã phát ra 70
    phiếu và thu được 62 phiếu hợp lệ. Mục đích điều tra là tìm hiểu nhận định của
    giảng viên về kỹ năng tương tác của sinh viên, tìm hiểu nhận thức, niềm tin và hành
    động của giảng viên trong vấn đề dạy kỹ năng tương tác cho sinh viên (Phụ lục 6).
    - Điều tra bằng bảng hỏi sinh viên: Mẫu khảo sát được chọn bằng cách lấy
    ngẫu nhiên 7 lớp trong tổng số 14 lớp hệ chính quy và 5 lớp trong tổng số 9 lớp hệ
    không chính quy đang học tại Khoa Sư phạm Trường Đại học Tiền Giang. Sau khi
    phát ra 400 phiếu, thu được 380 phiếu hợp lệ với tỷ lệ hiện diện của cả hai hệ đào
    tạo trong mẫu không khác biệt nhiều so với trong dân số:
    Bảng 1.1. Số liệu của dân số sinh viên Khoa Sư phạm và mẫu khảo sát
    Dân số Mẫu
    Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
    Hệ chính quy 485 56.1% 204 53.7%
    Hệ không chính quy 379 43.9% 176 46.3%
    Tổng cộng 864 100.0% 380 100.0%

    Bảng hỏi dành cho sinh viên nhằm mục đích khảo sát mức độ thuần thục các kỹ
    năng nghe, làm việc trong nhóm, lãnh đạo, và thương lượng. Ngoài ra, bảng hỏi còn
    tìm hiểu sự tự tin, sự tự đánh giá, nhu cầu rèn luyện của sinh viên về kỹ năng tương
    tác của bản thân, cùng như các khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình rèn
    luyện các kỹ năng tương tác và những kiến nghị của sinh viên đối với nhà trường về
    những thay đổi mà nhà trường cần làm để kỹ năng tương tác của sinh viên được
    nâng cao hơn (Phụ lục 5).

    6.3. Phương pháp phỏng vấn

    Phỏng vấn dành cho Lãnh đạo Khoa Sư phạm, các giảng viên có học vị cao, các
    giảng viên có thâm niên hơn 20 năm, với mục đích tìm hiểu sâu hơn nhận định của
    giảng viên về kỹ năng tương tác của sinh viên; nhận thức, niềm tin và hành động
    của giảng viên trong vấn đề dạy kỹ năng tương tác cho sinh viên. Chúng tôi đã tiến
    hành 10 cuộc phỏng vấn, bao gồm:
    - Phó Hiệu trưởng phụ trách Khoa Sư phạm
    - Chủ nhiệm Khoa Sư phạm và Phó Chủ nhiệm Khoa Sư phạm phụ trách khối
    khoa học giáo dục
    - Trưởng phòng Quản lý Khoa học & Quan hệ Quốc tế, Chuyên viên bộ phận
    Quan hệ Quốc tế, Phó chủ nhiệm Khoa Khoa học Cơ Bản có giờ dạy tại Khoa Sư
    phạm
    - Tổ trưởng Tổ Toán-Lý-Tin Khoa Sư phạm
    - 1 giáo viên Tổ Văn-Giáo dục Hoà nhập Khoa Sư phạm
    - 2 giảng viên Tổ Tâm lý học-Giáo dục học Khoa Sư phạm
    Trong 10 giáo viên này có 01 tiến sỹ, 6 thạc sỹ, và 3 cử nhân.

    7. CẤU TRÚC NỘI DUNG LUẬN VĂN

    Mở đầu
    Trình bày định hướng nghiên cứu đề tài và là phần dẫn nhập Luận văn.

    Chương 1: Cơ sở lý luận
    Trình bày các khái niệm và lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu của
    đề tài, làm cơ sở để xây dựng công cụ đánh giá và giải thích kết quả nghiên cứu.

    Chương 2: Xây dựng công cụ khảo sát
    Trình bày cách thức xây dựng bảng hỏi dành cho sinh viên

    Chương 3: Kết quả khảo sát
    Tổng hợp các thông tin, số liệu thu thập được từ quá trình tiến hành các
    phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu.

    Chương 4: Phân tích kết quả khảo sát
    Giải thích kết quả khảo sát dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày.

    Kết luận và kiến nghị

    Chỉ đưa ra các kiến nghị đối với Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa
    Sư phạm, Giáo viên và sinh viên Khoa Sư phạm Trường Đại học Tiền Giang

     
Đang tải...