Luận Văn Khảo sát và đánh giá công tác quản trị dự trữ hàng hoá ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 8/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP .
    1.1. Vai trò của quản trị dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp .
    1.1.1. Mục đích của quản trị dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp .
    Đ Khái niệm về dự trữ hàng hoá :
    Hàng hoá là một sản phẩm được sản xuất ra , trước hết nó phải có công dụng thoả mãn
    một nhu cầu nào đó của xã hội ( sản xuất hoặc tiêu dùng ) và nó phải được bán ra cho người khác chứ không phải tự tiêu dùng . Như vậy , hàng hoá của doanh nghiệp này cũng có thể vật tư đầu vào của một doanh nghiệp khác .
    Sản phẩm hàng hoá dự trữ trong doanh nghiệp có thể là vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất , và có thể là sản phẩm hàng hoá từ khi sản xuất đến khi được đem tiêu dùng ( sử dụng ).
    Dự trữ hàng hoá là trạng thái sản phẩm hàng hoá chưa được sử dụng ( tiêu dùng) theo công dụng, mục đích của nó. Là sản phẩm hàng hoá, nó luôn luôn phải tuân theo một quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đó chính là quá trình trao đổi hàng hoá, lưu thông hàng hoá. Sản xuất ra hàng hoá là để tiêu dùng, chỉ khi bước vào tiêu dùng sản phẩm trở lại thành sản phẩm đích thực. Dự trữ hàng hoá chính là sự tồn tại của sản phẩm dưới dạng hàng hoá, là sự ngưng đọng của sản phẩm hàng hoá, đó là trạng thái sản phẩm hàng hoá đang trong quá trình vận động từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân.
    Đ Khái niệm về quản trị dự trữ hàng hoá :
    Quản trị dự trữ theo cách tiếp cận quá trình: Gồm các hoạt động quản trị liên quan đến
    việc hoạch định, tổ chức, kiểm soát hàng hoá dự trữ trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu xác định.
    Quản trị dự trữ theo cách tiếp cận nội dung: Quản trị hàng hoá được tiến hành trên ba phương diện chính là quản trị dự trữ hàng hoá về mặt hiện vật, quản trị dự trữ hàng hoá về mặt giá trị và quản trị kinh tế dự trữ hàng hoá. Nhằm đạt được các mục tiêu xác định.
    Đ Mục đích của quản trị dự trữ hàng hoá :
    Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hàng hoá của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và
    thực hiện kế hoạch dự trữ một cách hợp lý. Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất và đảm bảo an toàn cho hoạt động bán ra của doanh nghiệp, đồng thời đẩy nhanh vòng quay của vốn hàng hoá của doanh nghiệp.
    Tối thiểu hoá chi phí dự trữ bằng cách giữ gìn hàng hoá và mặt giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Tránh làm thất thoát hư hao hàng hoá.
    1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp:
    Đ Quản trị dự trữ hàng hoá đảm bảo cho hàng hoá trong kho đủ về số lượng, đáp ứng
    được nhu cầu của sản xuất, cơ cấu bán ra của doanh nghiệp, không làm cho quá trình sản xuất, quá trình bán ra bị gián đoạn tránh ứ đọng hàng hoá.
    Đ Quản trị dự trữ hàng hoá đảm bảo cho lượng vốn hàng hoá tồn tại dưới hình thái vật
    chất ở mức tối ưu.
    Đ Quản trị dự trữ hàng hoá góp phần tránh gây tổn thất tài sản của doanh nghiệp.
    Đ Quản trị dự trữ hàng hoá tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hoá của
    doanh nghiệp.
    1.1.3. Những nguyên tắc của quản trị dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp:
    Quản trị dự trữ hàng hoá là quá trình tổ chức quản lý nắm vững lực lượng hàng hoá dự trữ trong kho. Dự trữ, bảo quản và bảo vệ tốt hàng hoá dự trữ , cũng như xử lý các hiện tượng ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng hàng hoá nhập, xuất, dự trữ, bảo quản ở trong kho nhằm phục vụ tốt nhất việc sản xuất, lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp.
    Như vậy, quản trị dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp phải thực hiện đúng một số các nguyên tắc sau:
    Nguyên tắc 1: Xây dựng định mức dự trữ hàng hoá tối ưu cho doanh nghiệp. Chúng ta cần đảm bảo được nguyên tắc này do:
    Định mức dự trữ hàng hoá là sự quy định đại lượng tối thiểu phảI có theo kế hoạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục và đều đặn.
    Qua kháI niệm trên cho thấy hàng hoá không đủ mức cần thiết nó sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nguy cơ bị gián đoạn và ngược lại nếu dự trữ vượt mức cần thiết sẽ dẫn đến ứ đọng hàng hoá, ứ đọng vốn gây ra lãng phí cho doanh nghiệp, bởi vậy để có đủ hàng hoá cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng dự trữ quá ít hoặc quá nhiều cần phảI tiến hành định mức dự trữ hàng hoá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...